Phát biểu khai mạc tại Hội nghị, đồng chí Phan Tùng Mậu – Phó chủ tịch kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Liên hiệp Hội Việt Nam cho biết, năm 2020, các hội thành viên đã thực hiện tốt Điều lệ Liên hiệp Hội Việt Nam, công tác củng cố và phát triển tổ chức ngày càng được hoàn thiện, nhất là tổ chức bộ máy của Ban Kiểm tra; công tác kiểm tra được chú trọng, nhất là việc chủ động xây dựng chương trình công tác kiểm tra hàng năm; nguyên tắc tập trung dân chủ được coi trọng.
Việc tổ chức thực hiện Nghị quyết và chương trình công tác của Ban chấp hành hội kịp thời; công tác quản lý và sử dụng tài chính được thực hiện công khai, dân chủ, đảm bảo quy định của Nhà nước; công tác kiểm tra hầu hết được thực hiện lồng ghép với các hoạt động chuyên môn như hoạt động khoa học và công nghệ; tư vấn phản biện và giám định xã hội; truyền thông và phổ biến kiến thức; các hoạt động tôn vinh, hội thi và phong trào sáng tạo khoa học công nghệ.
Tuy nhiên, theo đồng chí Mậu cho hay, năm 2020 nội dung kiểm tra của các hội thành viên chưa phong phú, chưa đồng đều ở các hội, chủ yếu mới đi vào kiểm tra việc chấp hành Điều lệ và việc thực hiện chương trình công tác của hội và chi hội thành viên; sự phối hợp, liên kết ngang và dọc giữa các Ban Kiểm tra của hội thành viên chưa thường xuyên, chặt chẽ; phần lớn thành viên kiểm tra đều là kiêm nhiệm, một số ủy viên còn đương chức, một số tuổi cao, thời gian dành cho công tác kiểm tra ít; nghiệp vụ chuyên môn về công tác kiểm tra chưa sâu, hoạt động của các thành viên kiểm tra chủ yếu dựa vào năng lực và nhiệt tình công tác; kinh phí và điều kiện đảm bảo cho công tác kiểm tra còn nhiều hạn chế, thậm chí có hội không có khoản mục dành cho hoạt động kiểm tra, một số hội các thành viên kiểm tra chưa có chế độ phụ cấp trách nhiệm và công tác phí phù hợp cho một số ủy viên khi nhận nhiệm vụ quan trọng. Một số hội có các hội thành viên phân bố rải rác khắp nước nên công tác kiểm tra hội gặp nhiều khó khăn, nhất là về kinh phí cho hoạt động này.
Theo báo cáo kết quả công tác kiểm tra năm 2020, đồng chí Nguyễn Quyết Chiến – Trưởng ban Tổ chức và chính sách hội, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Liên hiệp Hội Việt Nam cho biết, công tác kiểm tra được các hội thành viên quan tâm với phương châm: “Chủ động phòng ngừa, tích cực giải quyết vướng mắc để không phải xử lý”; “Tự giám sát, tự kiểm tra và tự chịu trách nhiệm”. Một số liên hiệp hội địa phương, hội ngành toàn quốc xác định phương thức kiểm tra chính là tăng cường các giải pháp để các tổ chức hội thành viên tự kiểm tra việc chấp hành Điều lệ; việc thực hiện nghị quyết, các hoạt động chuyên môn, kinh tế tài chính và các hoạt động khác.
Ngay từ năm 2020, hầu hết Ban Kiểm tra các hội thành viên đã chủ động xây dựng quy chế, kế hoạch, chương trình công tác kiểm tra, đồng thời đôn đốc hội thành viên của mình chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác kiểm tra trong năm. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covids-19, nên một số hội đã không thực hiện đúng như trong chương trình, kế hoạch đề ra mà căn cứ tình hình thực tế để triển khai, hoặc không hoàn thành kế hoạch đặt ra từ đầu năm.
Trong nhiệm kỳ qua, Ủy ban Kiểm tra Liên hiệp Hội Việt Nam nhận được một số văn bản, tài liệu, đơn thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo đối với một số cá nhân là cán bộ, hội viên trong hệ thống Liên hiệp Hội Việt Nam, trong quá trình xem xét, giải quyết, Ủy ban Kiểm tra đã thực hiện bảo đảm đúng nguyên tắc giải quyết đơn thư khiếu nại, tốt cáo, tiến hành các thủ tục theo đúng quy định của pháp luật, có sự tham vấn xin ý kiến kịp thời ý kiến của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan có thẩm quyền. Các đơn thư kiến nghị, khiếu nại, tốt cáo đã được xem xét, giải giải quyết đúng quy định.
Ngoài ra, Ủy ban Kiểm tra cũng nhận được một số thư kiến nghị, khiếu nại, tố cáo gửi đến Liên hiệp Hội Việt Nam, sau khi xem xét do không thuộc thẩm quyền nên đã chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định.
Đồng chí Chiến cho biết thêm, tuy nhiên vẫn còn một số nguyên nhân hạn chế như Nhà nước chưa kịp thời thể chế hoá các Chỉ thị, Nghị quyết về Liên hiệp Hội Việt Nam dẫn đến một số cơ chế, chính sách còn nhiều bất cập đối với công tác tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
Tổ chức của hội thành viên, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm đặc biệt là hội ngành toàn quốc được xây dựng theo mô hình mở, không ràng buộc chặt chẽ, cơ sở vật chất, điều kiện làm việc còn nhiều thiếu thốn, kinh phí eo hẹp, hoạt động hội còn nhiều khó khăn.
Nhận thức về vai trò, vị trí của công tác kiểm tra của lãnh đạo hội thành viên chưa cao, chưa thống nhất. 100% uỷ viên Ban Kiểm tra hội thành viên là cán bộ kiêm nhiệm, một số đồng chí tuổi cao, thời gian dành cho công tác kiểm tra chưa nhiều, dẫn đến khó khăn, hạn chế.
Và trong nhiệm kỳ tiếp theo, Ủy ban Kiểm tra Liên hiệp Hội Việt Nam tiếp tục triển khai Hướng dẫn thực hiện một số điều của Điều lệ Liên hiệp Hội Việt Nam (số 104/HD-LHHVN ngày 01/3/2017); Rà soát, bổ sung, chỉnh sửa và ban hành mới Hướng dẫn công tác kiểm tra số 299/HD-UBKTLHHVN ngày 17/5/2016 (nếu cần thiết); Xây dựng và ban hành Chương trình công tác của Uỷ ban Kiểm tra khóa VIII.
Thực hiện Chương trình công tác Ủy ban Kiểm tra hàng năm và kế hoạch tổ chức thăm và làm việc với một số liên hiệp hội địa phương, hội ngành toàn quốc và tổ chức KH&CN trực thuộc.
Tổ chức, phối hợp tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao nghiệp vụ công tác kiểm tra cho đội ngũ những người làm công tác kiểm tra trong hệ thống; hội thảo tổng kết, đánh giá hoạt động hàng năm về công tác kiểm tra.
Phối hợp với Ban Tổ chức và Chính sách hội đề xuất, trình Đoàn Chủ tịch, Hội đồng Trung ương phương án giải quyết đối với các hội thành viên chưa tổ chức đại hội trong nhiều năm qua; tiếp tục kiện toàn công tác tổ chức của Ủy ban Kiểm tra Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận và đưa ra nhiều ý kiến, cũng như kiến nghị như đối với Thường trực liên hiệp hiệp hội địa phương, hội ngành toàn quốc: Tăng cường công tác lãnh đạo của Đảng đoàn Liên hiệp Hội Việt Nam, liên hiệp hội địa phương, lãnh đạo hội ngành toàn quốc đối với hoạt động của Ủy ban Kiểm tra Liên hiệp Hội Việt Nam, Ban Kiểm tra liên hiệp hội địa phương và hội ngành toàn quốc.
Đối với các ban, bộ, ngành Trung ương; Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân các tỉnh: Đề nghị quan tâm, ban hành các cơ chế, chính sách thuận lợi và hỗ trợ nhiều hơn nữa tới hoạt động của liên hiệp hội địa phương, hội ngành toàn quốc trong đó có hoạt động của Ban Kiểm tra.
Ban kiểm tra hội thành viên cần chủ động hơn nữa, tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện Điều lệ, nghị quyết đại hội, hội nghị Ban Chấp hành, trong đó có việc ban hành và thực hiện các nghị quyết, quy chế, quy định của hội thành viên.
Đối với Đảng đoàn, Hội đồng Trung ương, Đoàn Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam:Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các quy định của Liên hiệp Hội Việt Nam trong toàn hệ thống bằng các hình thức phù hợp.
Kiên trì đề xuất với Chính phủ ban hành quyết định về cơ chế, chính sách đối với Liên hiệp Hội Vi ệt Nam theo tinh thần Chỉ thị số 42-CT/TW của Bộ Chính trị.
Thường xuyên nắm tình hình và có văn bản chỉ đạo công tác kiểm tra đối với các hội thành viên. Tiếp tục tạo điều kiện cho Ủy ban Kiểm tra về phương tiện, kinh phí để tiến hành các hoạt động kiểm tra. Phối hợp chỉ đạo Ban Kiểm tra các hội thành viên tăng cường công tác kiểm tra theo định kỳ, phối hợp và hỗ trợ tổ chức các đợt tập huấn bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ kiểm tra các hội thành viên.
Nguồn tin: Hoàng Phương theo Vusta.vn
Ý kiến bạn đọc