Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: “Việt Nam tiếp tục tiếp cận toàn cầu, đoàn kết toàn cầu, lấy con người làm trung tâm để vượt qua đại dịch”.

Thứ hai - 06/12/2021 02:24 564 0
Đó là phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc diễn đàn cấp cao thường niên lần thứ 3 về công nghiệp 4.0 với chủ đề "Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội bền vững thời kỳ hậu Covid-19 và đẩy mạnh CNH-HĐH trong kỷ nguyên số”, diễn ra sáng nay 6-12 tại Hà Nội.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: “Việt Nam tiếp tục tiếp cận toàn cầu, đoàn kết toàn cầu, lấy con người làm trung tâm để vượt qua đại dịch”.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: “Việt Nam tiếp tục tiếp cận toàn cầu, đoàn kết toàn cầu, lấy con người làm trung tâm để vượt qua đại dịch”.
Hội nghị do Ban Kinh tế Trung ương chủ trì theo hình thức trực tiếp, kết hợp trực tuyến đến 63 tỉnh thành trong cả nước, với sự tham dự của các nhà quản lý, các chuyên gia hàng đầu trong và ngoài nước.
Tại điểm cầu Bình Phước, UVBTV, Phó chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Anh Minh chủ trì, với sự tham dự của lãnh đạo các ban, sở ngành, các địa phương và Liên hiệp các hội KH&KT.
Toàn cảnh Hội nghị trực tuyến tại điểm cầu tỉnh Bình Phước
Hội nghị trực tuyến tại điểm cầu tỉnh Bình Phước

Gần 2 năm qua, đại dịch Covid - 19 đã gây thiệt hại nặng nề cả về kinh tế, xã hội trên phạm vi toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Năm 2020, Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch bệnh và duy trì được tăng trưởng kinh tế với tốc độ 2,91%, là một trong số những quốc gia có tốc độ tăng trưởng dương cao nhất thế giới.
Năm 2021, với nhiều giải pháp đồng bộ để thực hiện nhiệm vụ kép, phòng chống dịch Covid - 19 và phục hồi kinh tế, nên 6 tháng đầu năm Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng 5,96%.
Tuy nhiên, dịch bệnh bùng phát lần thứ tư với chủng mới Delta đã gây thiệt hại nặng nề cho cả kinh tế và các lĩnh vực xã hội. Quý III tăng trưởng kinh tế âm 6,7%, nên 9 tháng đầu năm tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 1,42%. Dự kiến cả năm vẫn đạt tăng trưởng dương nhưng chắc chắn không đạt được mục tiêu mà Đảng và Nghị quyết của Quốc hội đã đề ra. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu của năm 2021 mà còn cho cả nhiệm kỳ 5 năm tới.
Trong 2 năm qua, để ứng phó với dịch bệnh hỗ trợ cho kinh tế và xã hội, Việt Nam cũng đã sử dụng khá đồng bộ các chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác. Tổng quy mô các gói hỗ trợ về tài khóa tiền tệ của Việt Nam theo tính toán của các chuyên gia, trong 2 năm 2020 và 2021 ước khoảng 4%, thấp hơn so với mức bình quân của các nước trên thế giới. Trong đó, gói về tài khóa là khoảng 2,9 %, gói về tiền tệ là khoảng 1,1 %.

Diễn đàn cấp cao về công nghiệp 4.0 lần thứ 3 (năm 2021) gồm 10 phiên hội thảo chuyên đề (diễn ra từ ngày 9/11-18/11/2021) và phiên toàn thể sáng nay 6/12.
Chuỗi 10 phiên Hội thảo chuyên đề đã tập trung về các chủ đề xoay quanh chủ đề chính của Diễn đàn như Tư duy và cách tiếp cận mới về công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển sản xuất thông minh; phát triển đô thị thông minh; phát triển  và các năng lượng mới; phát triển các mô hình kinh doanh mới; xây dựng chính phủ điện tử tiến tới chính phủ số; phát triển hạ tầng số và thúc đẩy ứng dụng công nghệ số; chuyển đổi lao động và phát triển nguồn nhân lực số; chuyển đổi số nông nghiệp-nông thôn; phát triển ngân hàng thông minh trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045…
Các phiên hội thảo chuyên đề đã thu hút gần 8.000 đại biểu tham dự theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Phiên toàn thể có chủ đề “Phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội bền vững thời kỳ hậu Covid-19 và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá trong kỷ nguyên số”, tập trung vào các báo cáo chính gồm khung chính sách phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội bền vững gắn với Chiến lược phòng chống dịch Covid-19; Công nghiệp 4.0: xu hướng toàn cầu và bài học cho Việt Nam; Đổi mới sáng tạo - chìa khóa phục hồi và phát triển thời kỳ hậu Covid-19; Công nghiệp hóa trong kỷ nguyên số và chia sẻ kinh nghiệm thành công của Bang Utah (Hoa Kỳ) trong vấn đề phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phục hồi kinh tế hậu Covid-19.
Các chuyên gia nước ngoài tham dự và phát biểu tham luận tại Hội nghị
Các chuyên gia nước ngoài tham dự và phát biểu tham luận tại Hội nghị

Trong khuôn khổ phiên Diễn đàn cấp cao diễn ra Tọa đàm cấp cao với sự tham gia trao đổi, thảo luận của lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương và địa phương, doanh nghiệp cùng các chuyên gia trong nước và quốc tế, tập trung vào 2 nhóm nội dung lớn gồm: Thảo luận, đề xuất, góp ý hoàn thiện khung chính sách phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam trong trạng thái thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19; Đề xuất, kiến nghị mô hình, chính sách đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo để hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước phát triển, có thu nhập cao, trở thành một trong những trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh của khu vực châu Á.
Tại diễn đàn, các tham luận đề cập đến khung chính sách phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội với những quan điểm, mục tiêu được nghiên cứu, phân tích sâu từ thực tiễn của Việt Nam trong bối cảnh hợp tác sâu rộng với nhiều quốc gia trên thế giới. Nhiều đại biểu đề nghị chú trọng hỗ trợ gói an sinh xã hội và tạo việc làm; cơ cấu nợ, tiết giảm chi phí, lựa chọn những ngành nghề ưu tiên, hỗ trợ khởi nghiệp...; phát triển kinh tế hạ tầng, khơi thông nguồn lực xã hội; hoàn thiện cơ chế chính sách, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh...
Trong tham luận của mình, các chuyên gia kinh tế cũng phân tích, nhấn mạnh tác động của công nghiệp 4.0 đến xu hướng toàn cầu và bài học cho Việt Nam. Nội dung các tham luận tập trung chia sẻ triết lý, mô hình, chính sách phát triển kinh tế- xã hội hậu Covid-19 trên nền tảng công nghiệp 4.0 với sự chuyển đổi số trên hầu hết các lĩnh vực. Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia quốc tế cũng chia sẻ kinh nghiệm ưu tiên lựa chọn chính sách phục hồi phát triển kinh tế. Trong đó, nhấn mạnh 3 lĩnh vực chính cần ưu tiên: một là đảm bảo sức khỏe cho người dân hậu Covid-19 bằng cách sớm phủ vắc xin cho người dân; hai là củng cố, phát triển cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện để mỗi ngành kinh tế đều có năng lực mạnh mẽ; thứ ba là chú trọng đổi mới giáo dục đào tạo, phát triển KH&CN, tạo nhiều việc làm mới trong tương lai cho giới trẻ.
Tham luận của Lãnh đạo các Ban, Bộ ngành Trung ương cũng phân tích rõ những tác động của Covid-19 đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; đồng thời đề xuất các giải pháp để phát triển kinh tế-xã hội hậu đại dịch, gắn với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cảm ơn các chuyên gia, nhà quản lý trong và ngoài nước đã chia sẻ những kinh nghiệm phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch; kinh nghiệm vận dụng hiệu quả cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và công cuộc chuyển đổi số, nền kinh tế số để tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Thủ tướng đề nghị các Ban, Bộ ngành Trung ương, các địa phương nghiên cứu tiếp thu, tham mưu vận dụng phù hợp với tình hình trong nước và các địa phương. Thủ tướng nhấn mạnh: Biến đổi khí hậu toàn cầu và dịch bệnh là vấn đề toàn cầu, đòi hỏi Việt Nam phải có cách tiếp cận toàn cầu, đoàn kết toàn cầu và phải luôn lấy con người làm trung tâm để vượt qua và để phục hồi kinh tế - xã hội.
Thủ tướng cho biết, trong đại dịch đã bộc lộ nhiều thế mạnh và điểm yếu của hệ thống y tế Việt Nam. Chính phủ đang tập trung hoàn thiện chương trình phòng chống Covid-19 với tiêu chí thích nghi an toàn, không chủ quan cũng không lơ là, hoang mang.
Việt Nam sẽ khai thác tốt nội lực, tranh thủ ngoại lực để vượt qua đại dịch phục hồi kinh tế.
Thủ tướng cảm ơn và tiếp tục kêu gọi sự ủng hộ của bạn bè quốc tế hỗ trợ Việt Nam tiếp cận vắc-xin và sự giúp đỡ trên nhiều lĩnh vực khác. Thủ tướng đề nghị các Ban, Bộ ngành Trung ương tiếp tục nghiên cứu, tham mưu giúp Chính phủ tập trung tối đa nguồn lực để thực hiện chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ số, phát triển khoa học công nghệ gắn với đổi mới sáng tạo, tạo động lực để phát triển kinh tế-xã hội hậu đại dịch.
Thủ tướng cũng nhắc nhở các địa phương cần tập trung phủ sóng wifi và lưới điện cho vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo; phát triển tốt cơ sở hạ tầng đến vùng sâu, vùng xa. Nếu chưa làm tốt việc này, chưa thể nói đến chuyển đổi số, kinh tế số.

Nguồn tin: Kiên Cường tổng hợp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Quyết định 321/QĐ-UBND

Quyết định thành lập BTC Hội thi STKT tỉnh Bình Phước lần thứ VIII (2024-2025)

lượt xem: 20 | lượt tải:5

Quyết định 322/QĐ-HTSTKT

Quyết định ban hành Thể lệ Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bình Phước lần 8, năm 2024-2025

lượt xem: 23 | lượt tải:7

Kế hoạch 72/QĐ-HTSTKT

Kế hoạch tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bình Phước lần thứ 8, 2024-2025

lượt xem: 19 | lượt tải:7

Quyết định 320/QĐ-BTC

Quyết định ban hành Thể lệ Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Bình Phước lần thứ 17 (2023-2024)

lượt xem: 29 | lượt tải:22

Kế hoạch 71/KH-BTC

Kế hoạch Tổ chức Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Bình Phước lần thứ 17, năm 2023-2024

lượt xem: 24 | lượt tải:9
Thống kê
  • Đang truy cập5
  • Hôm nay512
  • Tháng hiện tại20,689
  • Tổng lượt truy cập946,310
Thăm dò ý kiến

Bạn biết đến website này qua phương thức nào?

Liên kết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây