Người thầy đam mê sáng tạo khoa học

Thứ tư - 05/06/2019 04:16 1.016 0
Hơn 10 năm đứng trên bục giảng, ngoài truyền đạt kiến thức cho học trò thân yêu, thầy Nguyễn Văn Sơn, giáo viên TrườngTHCS Tân Tiến, xã Tân Tiến, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước, còn dành thời gian cho nghiên cứu sáng tạo. Những công trình của thầy đã dành được nhiều giải thưởng cao trong các hội thi sáng tạo kỹ thuật các cấp.
Sản phẩm “Cây nhiệt đới bảo vệ chống cháy rừng” của thầy Nguyễn Văn Sơn (trái) đạt giải cao trong hội sáng tạo kỹ thuật các cấp
Sản phẩm “Cây nhiệt đới bảo vệ chống cháy rừng” của thầy Nguyễn Văn Sơn (trái) đạt giải cao trong hội sáng tạo kỹ thuật các cấp

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông ở huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước, ngay từ nhỏ thầy Sơn đã thích tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh. Quyết tâm theo đuổi đam mê, chàng trai Nguyễn Văn Sơn đã chọn thi vào ngành hóa học - sinh học để được thỏa sức nghiên cứu khoa học.

Hơn 10 năm công tác tại Trường, thầy Sơn đã tạo được rất nhiều dấu ấn bằng việc đào tạo, hướng dẫn nhiều học sinh đạt giải học sinh giỏi hóa, sinh các cấp; tích cực chia sẻ kinh nghiệm hay cho đồng nghiệp.

Ngoài việc giảng dạy, thầy Sơn còn dành nhiều thời gian cho đam mê sáng tạo kỹ thuật, những công trình nghiên cứu của thầy được các cấp biểu dương khen thưởng. Đáng chú ý sản phẩm “Cây nhiệt đới bảo vệ chống cháy rừng” đã đạt giải nhì cấp huyện và ba cấp tỉnh Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh lần thứ III (2014-2015).

Chia sẻ về sản phẩm đầu tay, thầy Sơn nói: “Trong thực tế công tác bảo vệ phòng chống cháy rừng đang được các hạt kiểm lâm trên cả nước nói chung và Bình Phước nói riêng thực hiện. Thế nhưng việc phát hiện cháy rừng đều do người trực gác 24/24 giờ mà chủ yếu là kiểm lâm, còn lại nhờ người dân phát hiện. Trong khi đó, lực lượng kiểm lâm rất mỏng và không thường thiếu dụng cụ hỗ trợ nên rất khó phát hiện đám cháy xảy ra. Nhận thấy điều đó, năm 2013, tôi bắt tay vào thực hiện ý tưởng và khoảng 2 tháng sau tôi đã sáng tạo thành công sản phẩm “Cây nhiệt đới bảo vệ chống cháy rừng”.

Theo thầy Sơn, để tạo ra sản phẩm này bằng cách vận dụng công nghệ điện tử, tự động hóa vào công tác phòng chống cháy rừng trên diện rộng có thể mang lại nhiều hiệu quả khi chúng góp phần phát hiện nhanh nhất các đám cháy, từ đó kiểm lâm sớm có biện pháp khoanh vùng, cô lập đám cháy, hạn chế mức thấp nhất các thiệt hại do cháy rừng gây ra.

“Khi có đám cháy, xuất hiện khói, nhiệt độ môi trường tăng, bộ phận cảm biến sẽ tiếp nhận và phát tín hiệu về trung tâm. Mỗi lô rừng có thể được gắn tối thiểu 2 trụ cảm biến, mỗi cảm biến thu nhận tín hiệu khói trong bán kính khoảng 5ha. Bộ phận thu nhận được đặt tại trung tâm. Khi nhận tín hiệu từ trụ phát, bộ phận thu nhận sẽ xử lý tần số, bật đèn tín hiệu ứng với mỗi lô rừng đang cháy hoặc kích thích bộ phận phát sóng điện thoại đến những số điện thoại quy định trước. Lúc này, cán bộ kiểm lâm trực sẽ báo cáo chỉ huy điều đơn vị đến ngay khu vực vừa phát sinh đám cháy để chữa cháy kịp thời” - thầy Sơn mô tả cách vận hành thiết bị.

Ngoài sản phẩm trên, thầy Sơn còn sáng tạo nhiều sản phẩm hữu ích như: mô hình “Máy thu gom trái điều” theo lĩnh vực tự động hóa. Ý tưởng hình thành khi thầy chứng kiến mỗi mùa thu hoạch điều, người nông dân phải vất vả lượm từng trái. Với mục đích giúp nông dân thu hoạch điều chín nhanh mà không tốn nhiều công lao động.

Hay đề tài “Nghiên cứu sử dụng hoóc môn kích dục đồng loạt hỗ trợ mô hình nuôi và bảo tồn loài cheo leo trong tán” của thầy Sơn và cộng sự đã đạt giải khuyến khích Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh lần thứ IV (2016-2017)…

“Việc sáng tạo khoa học - kỹ thuật không chỉ có ý nghĩa tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, mà còn khơi dậy niềm đam mê sáng tạo trong mỗi người. Bản thân mỗi người đều có những ý tưởng sáng tạo riêng và nếu được quan tâm, tạo điều kiện, động viên, khuyến khích thì ý tưởng đó sẽ trở thành những sản phẩm hữu ích phục vụ cuộc sống” - thầy Sơn chia sẻ.

Không những thế, trong thời gian công tác thầy Sơn đã theo sát hướng dẫn và tiếp thêm niềm đam mê cho các em hoc5sinh thích khám phá khoa học. Trong những cuộc thi qua các năm học, đoàn học sinh do thầy Sơn hướng dẫn luôn dành được giải thưởng cao từ cấp huyện, tỉnh và các cấp ngành.

Thầy Cao Huy Tình - Hiệu trưởng Trường THCS Tân Tiến cho biết, mỗi lần tham gia cuộc thi sáng tạo - kỹ thuật hay sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng các cấp, thầy Nguyễn Văn Sơn và nhóm học sinh lại tập trung thảo luận đưa ra ý tưởng để tạo ra sản phẩm tốt nhất dự thi. Nhiều năm liền, thầy Sơn và học trò đã mang vinh dự về cho trường.

“Tiếp thêm ngọn lửa đam mê, truyền cảm hứng sáng tạo cho các em, thầy Sơn không chỉ góp phần vào phong trào nghiên cứu, sáng tạo ở trong nhà trường mà hơn hết là khơi dậy tinh thần tìm tòi, tự học để các em được thỏa sức thể hiện niềm đam mê, trau dồi kiến thức làm nền tảng cho tương lai” - thầy Cao Huy Tình nhấn mạnh.

Nguồn tin: Đoàn Hùng - www.khoahocthoidai.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

714/HD-TT.HĐTĐKT

Hướng dẫn về khen thưởng cho cá nhân tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ loại giỏi, xuất sắc lập được nhiều thành tích trong công tác và trí thức tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Bình Phước

lượt xem: 90 | lượt tải:0

126/2024/NĐ-CP

Nghị định số 126/2024/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội

lượt xem: 130 | lượt tải:18

Kế hoạch số 03/KH-HTSTKT

Kế hoạch kiểm tra Hội thi STKT lần thứ 8, năm 2024-2025

lượt xem: 69 | lượt tải:16

Quyết định 02/QĐ-HTSTKT

Quyết định thành lập đoàn kiểm tra Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 8 năm 2024-2025

lượt xem: 58 | lượt tải:14

Quyết định 321/QĐ-UBND

Quyết định thành lập BTC Hội thi STKT tỉnh Bình Phước lần thứ VIII (2024-2025)

lượt xem: 456 | lượt tải:90
Banner tuyên truyền
Thống kê
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay745
  • Tháng hiện tại9,783
  • Tổng lượt truy cập1,189,932
Thăm dò ý kiến

Bạn biết đến website này qua phương thức nào?

Liên kết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây