Trầm cảm là một chứng rối loạn cảm xúc phổ biến với 3 mức độ khác nhau bao gồm trầm cảm nhẹ, vừa và nặng. Trong đó, trầm cảm nặng mang tính chất nghiêm trọng nhất và nếu không được can thiệp kịp thời sẽ gây ra những hậu quả vô cùng khó lường, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Trầm cảm nặng là tình trạng nghiêm trọng và nguy hiểm nhất trong các mức độ trầm cảm.
Trầm cảm là một vấn đề sức khỏe không còn xa lạ đối với mọi người, đặc biệt là trong xã hội hiện đại và áp lực ngày nay. Căn bệnh này có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, vị thế xã hội. Dựa vào số liệu thống kê nhận thấy mỗi chúng ta đều có nguy cơ bị trầm cảm và ít nhất một lần trải qua một giai đoạn trầm cảm nhẹ trong cuộc đời.
Trầm cảm là một chứng rối loạn cảm xúc được chia thành 3 mức độ hoàn toàn khác nhau, đó là:
Trầm cảm nhẹ
Trầm cảm vừa
Trầm cảm nặng
Đối với các tình trạng trầm cảm nhẹ, dấu hiệu thường khá mơ hồ và khó nhận biết, tuy nhiên nếu có thể phát hiện và can thiệp sớm thì nó hoàn toàn có khả năng được khắc phục hiệu quả. Còn đối với các tình trạng trầm cảm nặng thì mức độ biểu hiện của các triệu chứng sẽ gia tăng và trở nên nghiêm trọng hơn, tần suất xuất hiện cũng thường xuyên và gây nên nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe, đời sống của người bệnh.
Trầm cảm nặng khiến cho bệnh nhân luôn cảm thấy chán chường, mệt mỏi, không còn một chút hứng thú hay sự chú ý nào đối với các hoạt động diễn ra bên cạnh. Họ dần xuất hiện các suy nghĩ tiêu cực, bi quan về cuộc sống và có xu hướng muốn kết thúc mạng sống của chính mình để thoát khỏi những cảm xúc tồi tệ của hiện tại.
Dựa vào số liệu thực tế cho thấy rằng, có đến hơn 50% các trường hợp trầm cảm nặng có ý định và hành vi tự sát nếu không được can thiệp kịp thời. Đặc biệt hơn, mặc dù tỷ lệ nữ giới bị trầm cảm cao hơn gấp 2 lần nhưng xu hướng tự sát lại thường xuất hiện ở các trường hợp trầm cảm là nam giới.
Từ đó cho thấy trầm cảm nặng vô cùng nguy hiểm và cần được tiến hành thăm khám, can thiệp càng sớm càng tốt. Ngay khi nhận thấy các biểu hiện của trầm cảm, gia đình, người thân nên khuyến khích người bệnh tiến hành thăm khám và chẩn đoán cụ thể tại các địa chỉ chuyên khoa uy tín để được hỗ trợ tư vấn, can thiệp kịp thời.
So với trầm cảm nhẹ và vừa thì các triệu chứng của trầm cảm nặng sẽ biểu hiện rõ ràng hơn, dễ nhận biết hơn. Để có thể chẩn đoán một người mắc trầm cảm ở giai đoạn nặng, bác sĩ chuyên khoa cũng cần phải dựa vào nhiều yếu tố khác nhau, chủ yếu là mức độ nghiêm trọng của các biểu hiện.
Các triệu chứng của trầm cảm nặng biểu hiện rõ ràng và rất nghiêm trọng.
Cụ thể các dấu hiệu thường thấy ở người bệnh trầm cảm như:
2 triệu chứng cốt lõi:
Khí sắc trầm buồn, luôn cảm thấy chán nản, tuyệt vọng, bế tắc, suy sụp và mệt mỏi.
Mất dần các hứng thú đối với hầu hết những hoạt động diễn ra xung quanh, kể cả những việc mà trước đây bản thân từng rất yêu thích. Luôn cảm thấy mệt mỏi và không muốn làm bất kỳ điều gì cả.
7 triệu chứng liên quan:
Mất tập trung, suy giảm sự chú ý, khó khăn trong việc lựa chọn và đưa ra các quyết định, dù là những việc nhỏ nhặt, đơn giản.
Cảm thấy bi quan về cuộc sống và tương lai, bất tài, thường xuyên cảm thấy cáu gắt, khó chịu.
Cho rằng bản thân là người vô dụng, bất tài, tự ti về chính mình.
Giấc ngủ bị rối loạn nghiêm trọng, có thể cảm thấy mất ngủ, ngủ không ngon giấc, thường xuyên mơ gặp ác mộng hoặc ngủ quá nhiều.
Thay đổi thói quen ăn uống đột ngột, có thể chán ăn hoặc ăn quá nhiều gây ảnh hưởng đến cân nặng.
Liên tục xuất hiện các biểu hiện về thể chất như thường xuyên đau nhức tay chân, đau xương khớp, đau lưng, đau dạ dày, co thắt trực tràng, đau đại tràng, mót tiểu, mót đại tiện,...cơ thể mệt mỏi, chán chường, thiếu sức sống.
Suy nghĩ tiêu cực và có ý định muốn tự sát.
Để có thể xác định một người đang mắc chứng trầm cảm nặng thì người đó phải có đầy đủ 2 triệu chứng cốt lõi và hầu hết các triệu chứng liên quan. Các biểu hiện của trầm cảm nặng sẽ liên tục kéo dài tối thiểu 2 tuần hoặc nhiều hơn và gây ra những tác động nghiêm trọng đối với sức khỏe, đời sống của bệnh nhân.
Các dấu hiệu của người bị trầm cảm nặng cần phải được nhanh chóng phát hiện và có biện pháp can thiệp kịp thời. Đặc biệt là đối với những trường hợp có ý định muốn tự sát, thường xuyên thực hiện các hành vi tiêu cực làm tổn hại đến bản thân thì cần được thăm khám và điều trị ngay lập tức để tránh khỏi những hậu quả tồi tệ hơn.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng trầm cảm nặng, tùy thuộc vào từng yếu tố tác động khác nhau mà việc hỗ trợ can thiệp và điều trị cũng sẽ có phần riêng biệt. Cụ thể một số lý do thường gặp như:
1. Do chứng trầm cảm nhẹ và vừa kéo dài
Các biểu hiện của trầm cảm nhẹ thường rất khó nhận biết và phát triển âm thầm khiến cho nhiều người không thể phát hiện, can thiệp kịp thời. Chính vì thế mà khi trầm cảm nhẹ và vừa không được hỗ trợ điều trị, khắc phục tốt sẽ khiến cho các triệu chứng của trầm cảm ngày càng gia tăng và trở nên nghiêm trọng, từ đó hình thành tình trạng trầm cảm nặng với nhiều hệ lụy tồi tệ.
Trầm cảm nhẹ và vừa kéo dài chính là nguyên nhân gây ra trầm cảm nặng.
2. Yếu tố di truyền
Di truyền là một trong các yếu tố phổ biến có thể dẫn đến chứng trầm cảm và nhiều vấn đề sức khỏe tâm lý khác. Theo chia sẻ của các chuyên gia thì nếu một người được sinh ra trong gia đình có người thân như ông bà, ba mẹ, anh chị em ruột có tiền sử bị trầm cảm thì nguy cơ mắc bệnh của họ cũng sẽ cao hơn so với thông thường.
Bên cạnh đó, trầm cảm cũng có tính lây truyền từ người này sang người khác. Nếu một người thường xuyên tâm sự, chia sẻ, sinh hoạt cùng người bệnh trầm cảm thì nhiều khả năng họ sẽ bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực mà bệnh nhân truyền đạt. Tuy nhiên, điều này chỉ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh của những người xung quanh, không thể khẳng định hoàn toàn về việc ở cạnh người bị trầm cảm sẽ trở nên trầm cảm.
3. Ảnh hưởng từ giới tính
Dựa vào số liệu thống kê nhận thấy, tỷ lệ nữ giới bị trầm cảm cao gấp 2 lần so với nam giới. Nguyên nhân thường là do phụ nữ hiện nay phải gánh vác và đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau trong cuộc sống, họ vừa phải duy trì tốt vị thế xã hội, chăm lo cho gia đình, con cái, cân bằng tài chính và nhiều mối quan hệ khác khiến bản thân không có thời gian thư giãn, nghỉ ngơi.
Nam giới trầm cảm có tỷ lệ tự sát cao hơn so với nữ giới
Đồng thời, khả năng chịu đựng của phụ nữ thường thấp hơn so với đàn ông. Họ dễ bị suy sụp và mệt mỏi bởi những áp lực, lo toan cuộc sống. Hơn thế, phụ nữ thường phải trải qua nhiều giai đoạn thay đổi về cảm xúc, nội tiết tố, điển hình như dậy thì, sinh con, sau sinh, tiền mãn kinh, mãn kinh,...
Mặc dù thế nhưng xét về tỷ lệ tự sát do trầm cảm nặng thì nam giới lại chiếm phần đông hơn. Cũng bởi khi bị trầm cảm, nam giới có xu hướng che giấu và cố gắng trở nên mạnh mẽ, nhiều trường hợp tìm đến rượu bia, các chất kích thích khiến cho tình trạng trầm cảm trở nên nặng nề hơn, từ đó thúc đẩy hành vi tự sát.
4. Trầm cảm nặng do sang chấn tâm lý
Các vấn đề sang chấn tâm lý nghiêm trọng xảy ra đột ngột như tai nạn giao thông, mất người thân, phá sản, thất nghiệp, gia đình ly tán,...có thể trở thành nguyên nhân khiến cho nhiều người bị mất cân bằng tâm lý và dẫn đến tình trạng trầm cảm nặng. Bên cạnh đó, những căng thẳng, áp lực kéo dài xoay quanh cuộc sống cũng làm cho tinh thần của con người dần bị suy kiệt và lâu dần rơi vào trạng thái trầm cảm.
5. Mất ngủ kéo dài
Mất ngủ và trầm cảm là hai vấn đề sức khỏe có mối quan hệ tương tác qua lại lẫn nhau. Theo đó, tình trạng mất ngủ kéo dài liên tục sẽ làm gia tăng nguy cơ bị trầm cảm. Ngược lại, phần lớn những trường hợp trầm cảm đều có xuất hiện triệu chứng mất ngủ thường xuyên.
Mất ngủ kéo dài liên tục sẽ làm gia tăng nguy cơ bị trầm cảm.
Hơn thế, đối với những người đang bị trầm cảm có kèm mất ngủ kéo dài và không được điều trị tốt sẽ làm gia tăng nguy cơ phát triển trầm cảm nặng và khiến cho tình trạng sức khỏe tinh thần, thể chất càng trở nên tồi tệ. Thậm chí, chứng mất ngủ xuất hiện ở những người trầm cảm còn khiến họ có thêm nhiều suy nghĩ tiêu cực, thôi thúc hành vi tự sát.
6. Do ảnh hưởng từ các bệnh lý khác
Chứng trầm cảm nặng cũng có nhiều khả năng phát triển do ảnh hưởng từ các bệnh lý nguy hiểm như chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, u não hoặc sa sút trí tuệ. Những tình trạng này sẽ càng khiến cho tinh thần của người bệnh thêm suy sụp, các biểu hiện trầm cảm càng gia tăng đáng kể và khó điều trị.
Trầm cảm là một bệnh lý liên quan đến sức khỏe tâm trí và có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đối với đời sống của con người. Chính vì thế, trầm cảm đặc biệt nguy hiểm khi ở giai đoạn nặng, thậm chí nó còn đe dọa đến tính mạng của con người.
Như đã chia sẻ, trầm cảm khiến cho người bệnh luôn cảm thấy buồn bã, chán nản, mệt mỏi và không còn hứng thú đối với bất kỳ điều gì xảy ra xung quanh cuộc sống, không có niềm tin vào tương lai. Thậm chí có nhiều trường hợp trầm cảm nặng còn bỏ bê bản thân, không biết cách tự chăm sóc cho chính mình và có xu hướng sống tách biệt với xã hội.
Điều này khiến cho sức khỏe và các mối quan hệ của bệnh nhân bị tác động tồi tệ. Trầm cảm nặng làm gia tăng nguy cơ phát triển các bệnh lý nghiêm trọng như bệnh tim, tiểu đường, ung thư. Ngoài ra, có đến gần 80% các trường hợp trầm cảm bị mất ngủ, khiến cho đời sống sinh hoạt hàng ngày của họ bị đảo lộn, ảnh hưởng đến học tập, công việc, các mối quan hệ xã hội.
Trầm cảm nặng chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra các vụ tự sát.
Hơn thế, trầm cảm nặng còn làm gia tăng nguy cơ tìm đến các chất kích thích, chất gây nghiện để giải tỏa cảm xúc tiêu cực. Đặc biệt là nam giới, khi không thể chia sẻ hay thể hiện sự đau buồn, tuyệt vọng của bản thân, họ sẽ âm thầm uống rượu bia, hút thuốc, sử dụng ma túy để xua tan những suy nghĩ tồi tệ.
Bên cạnh đó, trầm cảm nặng còn gia tăng khả năng tự sát ở nhiều bệnh nhân. Dựa vào số liệu thống kê của WHO thì trầm cảm chính là một trong các nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc tự sát. Ước tính hàng năm có đến gần 40.000 các trường hợp tự sát do trầm cảm tại nước ta và con số này đang có dấu hiệu gia tăng đáng kể trong những năm trở lại đây.
Tự sát do trầm cảm có thể khó nhận biết bởi nó thường xảy ra đột ngột và không có dấu hiệu nhận biết cụ thể. Đặc biệt là các tình trạng trầm cảm nặng, sự diễn biến tâm lý của họ vô cùng phức tạp và họ không chỉ bị tác động về tinh thần mà còn là thể chất, chức năng sống và khả năng cảm nhận hạnh phúc, niềm vui. Chính vì thế, tại một thời điểm nào đó hoặc có yếu tố tác động quá mức sẽ khiến cho họ có những hành vi bồng bột, khó có thể ngăn cản kịp thời.
Do đó, có thể thể rằng, trầm cảm nặng là một trong các vấn đề sức khỏe vô cùng nghiêm trọng và mang tính chất nguy hiểm cao. Vì thế, chúng ta cần có sự hiểu biết để kịp thời phát hiện và can thiệp phù hợp, giúp người bệnh mau chóng vượt qua căn bệnh quái ác này để có được cuộc sống tốt hơn.
Với những hậu quả nguy hiểm mà trầm cảm nặng có thể gây ra thì việc hỗ trợ can thiệp và điều trị kịp thời cho các tình trạng này là vô cùng cần thiết. Ngay khi nhận thấy các biểu hiện của trầm cảm, người bệnh hoặc những người thân xung quanh nên chủ động đưa họ đến thăm khám, chẩn đoán cụ thể tại các bệnh viện, cơ sở chuyên khoa để nhận được sự đánh giá chuẩn xác nhất, từ đó có được biện pháp can thiệp hiệu quả, phù hợp.
Thông thường đối với các trường hợp trầm cảm nặng thì quá trình điều trị sẽ mất nhiều thời gian hơn, cần phải kết hợp đồng thời nhiều phương pháp can thiệp để giúp bệnh nhân phục hồi tốt sức khỏe tâm trí, chữa lành những tổn thương tâm hồn và xây dựng cuộc sống hạnh phúc. Bên cạnh việc áp dụng tốt các biện pháp chuyên khoa thì gia đình, người thân cũng cần quan tâm, chăm sóc và dành cho họ nhiều sự yêu thương, chia sẻ để tạo động lực giúp họ mau chóng vượt qua giai đoạn khó khăn của hiện tại.
Tùy thuộc vào tình trạng của mỗi bệnh nhân mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ cân nhắc lựa chọn những biện pháp can thiệp hiệu quả như sau:
1. Trị liệu tâm lý
Trị liệu tâm lý là phương pháp sử dụng ngôn ngữ giao tiếp để có thể khai thác sâu vào trong tiềm thức của con người và dần giúp họ tháo gỡ những nút thắt trong tâm trí, từ đó giải tỏa những cảm xúc tiêu cực. Tâm lý trị liệu là biện pháp can thiệp an toàn, hoàn toàn không sử dụng đến thuốc điều trị, không tác động cơ thể và không gây tác dụng phụ hoặc các biến chứng về sau.
Hiện nay, phương pháp tiên tiến này đang được ứng dụng phổ biến tại nhiều nước phát triển trên toàn thế giới, điển hình như Mỹ, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,...Trị liệu không đơn giản chỉ giúp người bệnh giải quyết tốt các vấn đề, cảm xúc của hiện tại mà còn hỗ trợ tìm hiểu về nguyên nhân gốc rễ, loại bỏ tận gốc các yếu tố tác động để hạn chế tối đa tình trạng tái phát trong tương lai.
NHC Việt Nam - Đơn vị hàng đầu trong ứng dụng trị liệu tâm lý chữa trầm cảm.
Người bệnh sẽ được gặp gỡ và trao đổi trực tiếp cùng chuyên gia tâm lý để chia sẻ về những suy nghĩ, cảm xúc và câu chuyện của riêng mình. Hiệu quả của trị liệu tâm lý không chỉ phụ thuộc vào trình độ của chuyên gia tâm ký mà còn là niềm tin và sự nỗ lực của bệnh nhân. Nếu người bệnh có thể tin tưởng và thoải mái chia sẻ về các vấn đề khó khăn đang gặp phải thì chuyên gia sẽ dễ dàng hơn trong việc định hướng, hỗ trợ khắc phục, từ đó kết quả trị liệu cũng đạt được cao hơn.
Hiện nay, Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam đang là một trong các địa chỉ uy tín, chất lượng hỗ trợ can thiệp và trị liệu hiệu quả cho các trường hợp trầm cảm nặng. NHC đang là đơn vị sở hữu độc quyền trị liệu tâm lý cho các trường hợp trầm cảm, rối loạn lo âu, stress, mất ngủ, suy nhược cơ thể và nhiều vấn đề sức khỏe tâm lý khác.
Các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực trị liệu tâm lý tại NHC luôn tận tâm, nhiệt tình và chu đáo với mỗi khách hàng của mình. Họ không chỉ xem bạn là khách hàng mà còn là những người thân thiết trong gia đình, trân quý những tình cảm và sự tin tưởng mà bạn dành cho họ.
NHC cam kết đồng hành cùng khách hàng trong và sau quá trình trị liệu. Đội ngũ chuyên gia tại trung tâm luôn sẵn sàng hỗ trợ và giúp đỡ nhiệt tình cho từng khách hàng, mong muốn mang đến cho họ cuộc sống hạnh phúc, vui vẻ và an lành.
TRUNG TÂM TÂM LÝ TRỊ LIỆU NHC VIỆT NAM:
Cơ sở 1: Số 11 ngõ 83 Trần Duy Hưng, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Cơ sở 2: Số 05 Lô 13A, Trung Yên 6, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Cơ sở 3: Số 18 Phan Chu Trinh nối dài, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
Hotline: 096 589 8008
Website: tamlytrilieunhc.com
Email: tamlytrilieunhc@gmail.com
Fanpage: FB.com/tamlytrilieuNHC/
2. Điều trị bằng thuốc
Đối với các trường hợp trầm cảm nặng, người bệnh có ý định muốn tự sát thì bác sĩ sẽ cân nhắc đến việc sử dụng kết hợp giữa tâm lý trị liệu và dùng thuốc chống trầm cảm. Các loại thuốc này sẽ có tác dụng tốt trong việc ngăn chặn và làm thuyên giảm các triệu chứng nguy hiểm của trầm cảm, giúp người bệnh ổn định tâm lý tốt hơn.
Tuy nhiên, phần lớn các thuốc chống trầm cảm thường có khả năng gây ra những tác dụng phụ như khô miệng, buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, mất ngủ, đau nhức cơ thể,...Vì thế, trong quá trình sử dụng, nếu nhận thấy có các dấu hiệu bất thường xảy ra thì người bệnh cần phải thông báo ngay với bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp can thiệp, khắc phục phù hợp.
Khi áp dụng phương pháp điều trị bằng thuốc cho người bệnh trầm cảm nặng thì tốt nhất cần có sự theo dõi và hỗ trợ của người thân. Gia đình cần có người quan sát và giúp đỡ họ quản lý thuốc, hướng dẫn sử dụng đúng theo chỉ định của bác sĩ để tránh trường hợp họ không dùng thuốc hoặc sử dụng thuốc quá liều.
3. Liệu pháp sốc điện
Liệu pháp sốc điện (Electroconvulsive Therapy – ECT) là phương pháp điều trị trầm cảm sử dụng dòng điện với cường độ nhỏ đã được kiểm soát đi qua não bộ để tạo nên một cơn co giật ngắn trong lúc bệnh nhân được gây mê toàn thân. Quá trình này có thể làm biến đổi một số hóa học bên trong não bộ và làm đảo ngược các triệu chứng về sức khỏe tinh thần cho người bệnh.
Liệu pháp sốc điện thường được ưu tiên áp dụng cho tình trạng trầm cảm nặng.
Liệu pháp này thường được cân nhắc áp dụng cho các trường hợp trầm cảm nặng hoặc các bệnh nhân không đáp ứng tốt với việc dùng thuốc hoặc trị liệu tâm lý. Giới chuyên môn cũng dành nhiều sự đánh giá tích cực về phương pháp can thiệp này và tính đến thời điểm hiện tại cũng có rất nhiều các trường hợp trầm cảm nặng được cải thiện thành công nhờ vào liệu pháp sốc điện.
4. Các biện pháp hỗ trợ tại nhà
Song song với việc thực hiện và đáp ứng tốt các biện pháp can thiệp chuyên khoa thì người bệnh trầm cảm cũng cần chú ý đến việc điều chỉnh thói quen sinh hoạt hàng ngày, mau chóng loại bỏ các hành vi tiêu cực để giúp bệnh tình mau chóng thuyên giảm. Ngoài ra, gia đình cũng cần dành nhiều thời gian để quan tâm, chăm sóc, chia sẻ với người bệnh, động viên để giúp họ phục hồi sức khỏe tốt hơn.
Cụ thể một số vấn đề cần lưu ý và thực hiện như:
Thường xuyên vận động, tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Mỗi ngày chỉ cần dành ra khoảng 30 phút tập luyện đã có thể giúp bạn giảm căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi và thư giãn hiệu quả hơn.
Chế độ ăn uống hàng ngày cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình cải thiện sức khỏe cho người bệnh trầm cảm nặng. Cần đảm bảo ăn đủ bữa, đủ chất và bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe. Tránh ăn các đồ ăn cay nóng, nhiều gia vị, thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều chất bảo quản.
Thiền định 15-30 phút mỗi ngày giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, trầm cảm.
Tuyệt đối không cho người bệnh sử dụng các chất kích thích, chất gây nghiện như rượu bia, thuốc lá, ma túy,...Thay vào đó hãy tăng cường sử dụng các loại trà thảo mộc, nước ép trái cây để thư giãn, gia tăng sự thoải mái ở não bộ.
Tạo điều kiện để tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí ngoài trời, đăng ký học các lớp học năng khiếu hoặc tự tìm kiếm cho mình những đam mê mới. Điều này sẽ giúp bạn có thêm động lực để cố gắng, hạn chế thời gian suy nghĩ tiêu cực và kết nối được thêm nhiều bạn bè mới.
Nâng cao chất lượng giấc ngủ, đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày và duy trì giấc ngủ tốt. Nếu cảm thấy khó ngủ, bạn có thể ngồi thiền, tìm cách thư giãn trước khi ngủ. Đồng thời hãy chú ý đến việc lựa chọn phòng ngủ yên tĩnh, ánh sáng phù hợp, dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ để dễ ngủ hơn.
Sắp xếp thời gian sinh hoạt trong ngày hợp lý, lên kế hoạch cụ thể cho những việc cần làm để tránh trì trệ công việc.
Tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người xung quanh. Khi thấy bế tắc, mệt mỏi và chán chường bạn có thể tìm kiếm những người bạn hoặc những người thân thiết trong gia đình để chia sẻ và tâm sự. Học cách nói ra những khó khăn, trở ngại của bản thân chính là cách hiệu quả nhất để giúp bạn thoát khỏi trầm cảm.
Đăng ký tham gia vào các hội nhóm dành cho người bị trầm cảm. Tại đây bạn sẽ được chia sẻ và thấu hiểu hơn. Đồng thời, những người đã từng trải qua trầm cảm sẽ biết cách chia sẻ, động viên và đưa ra những lời khuyên phù hợp để giúp bạn cải thiện tinh thần.
Gia đình, người thân cần phải dành nhiều thời gian hơn để có thể bên cạnh, quan tâm, chăm sóc, thể hiện sự yêu thương đối với bệnh nhân trầm cảm.
Trầm cảm nặng là tình trạng rối loạn tâm thần vô cùng nguy hiểm và cần được can thiệp trong giai đoạn sớm. Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh, bạn cần nhanh chóng tiến hành thăm khám, chẩn đoán để được tư vấn và điều trị hiệu quả, giúp ngăn chặn các hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.
Có thể bạn quan tâm:
Xếp Hạng Toplist TPHCM | Xếp Hạng Thẩm Mỹ Uy Tín | Review Cơ sở Thẩm Mỹ uy Tín | Xếp hạng doanh nghiệp thẩm mỹ | Resort