Rối loạn lo âu bệnh tật đặc trưng bởi sự lo lắng quá mức, dai dẳng về các vấn đề sức khỏe. Người bệnh có xu hướng phóng đại các triệu chứng trên cơ thể, liên tục thăm khám, xét nghiệm để tìm ra bệnh lý. Rối loạn này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây hao tốn tài chính, gia tăng tỷ lệ thất nghiệp, lạm dụng rượu bia…
Rối loạn lo âu bệnh tật (Illness Anxiety Disorder) là một trong những dạng rối loạn lo âu thường gặp. Đặc trưng bởi sự lo lắng thái quá, thậm chí hoang đường và vô lý về tình trạng sức khỏe của bản thân. Người bệnh luôn nghi ngờ bản thân mắc phải bệnh gì đó nghiêm trọng và sự nghi ngờ này vẫn tiếp diễn kể cả khi có chẩn đoán của bác sĩ.
Rối loạn lo âu bệnh tật còn được biết đến với những thuật ngữ như rối loạn nghi bệnh, rối loạn lo âu sợ bệnh tật. Trong một vài tài liệu, rối loạn này được gọi là Hypochondria hoặc Hypochondriasis. Tỷ lệ người mắc chứng bệnh này tương đối hiếm, chỉ khoảng 0.1% dân số.
Rối loạn lo âu bệnh tật là tình trạng lo lắng quá mức, vô căn cứ, thậm chí hoang đường về tình trạng sức khỏe của bản thân
Thực tế, nỗi sợ về bệnh tật là tâm lý chung của tất cả mọi người - nhất là khi vừa chứng kiến người thân ra đi vì bệnh hiểm nghèo. Tuy nhiên, nỗi sợ này thường chỉ ở một mức độ nào đó và gần như mất đi hoàn toàn khi được chẩn đoán y tế. Điều này khác hoàn toàn với rối loạn lo âu bệnh tật.
Bởi người bệnh thường trực sự lo lắng về việc bản thân mắc phải căn bệnh nghiêm trọng, liên tục đến bệnh viện thực hiện những xét nghiệm không cần thiết. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp né tránh đến các cơ sở y tế vì lo sợ sẽ phải đối mặt với chẩn đoán của bác sĩ.
Không giống với cảm giác lo lắng thông thường, rối loạn lo âu bệnh tật cần phải được điều trị. Nếu để lâu dài, triệu chứng của bệnh có thể nghiêm trọng hơn theo thời gian, kéo theo nhiều vấn đề tâm lý thứ phát và suy giảm chất lượng cuộc sống.
Tương tự như các rối loạn lo âu khác, người bị rối loạn lo âu bệnh tật thường trực sự lo lắng dai dẳng và quá mức. Trong trường hợp này, đối tượng gây ra nỗi sợ là các vấn đề sức khỏe - nhất là những bệnh hiểm nghèo như ung thư, tim mạch, tiểu đường.
Người bị rối loạn lo âu bệnh tật thường tìm hiểu về các bệnh hiểm nghèo và tin rằng bản thân đã mắc phải căn bệnh đó
Các triệu chứng của rối loạn lo âu bệnh tật:
Tin rằng bản thân đang mắc phải vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng như lao phổi, ung thư, lupus ban đỏ, các rối loạn di truyền…
Chú ý đến tất cả triệu chứng mà bản thân gặp phải và có xu hướng phóng đại các dấu hiệu trên cơ thể. Chẳng hạn như tình trạng ho khan, ho có đờm có thể khiến người bệnh tin rằng mình bị ung thư phổi.
Có thói quen nhìn gương thường xuyên để phát hiện các dấu hiệu bệnh. Ngay cả với những dấu hiệu rất nhỏ như nốt ruồi, mụn, viêm nang lông, hôi miệng, vết rạn… cũng gây ra sự lo lắng đáng kể cho người bệnh.
Kiểm tra nhiều lần các dấu hiệu bệnh tật trên cơ thể như quan sát nốt ruồi rất nhiều lần, liên tục đo nhiệt độ, đo huyết áp, kiểm tra màu nước tiểu…
Một số người thường xuyên đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe vì tin rằng bản thân mắc phải căn bệnh nào đó vô cùng nghiêm trọng. Ngay cả khi được chẩn đoán khỏe mạnh, sự lo lắng cũng không hề giảm đi và sẽ tiếp tục xuất hiện khi cơ thể có những biểu hiện khác.
Nhiều bệnh nhân né tránh đến bệnh viện, phòng khám và từ chối gặp bác sĩ vì lo sợ sẽ bị chẩn đoán mắc bệnh. Dù từ chối chăm sóc y tế nhưng bệnh nhân vẫn tin rằng bản thân thật sự mắc phải các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Thường xuyên than phiền về các triệu chứng và bày tỏ rằng bản thân đang mắc phải căn bệnh nghiêm trọng.
Người bị rối loạn lo âu bệnh tật thường xuyên tìm các tài liệu liên quan đến bệnh tật để đối chiếu với bản thân. Ngay cả khi chỉ có triệu chứng rất nhỏ, bệnh nhân lập tức tin rằng mình đã mắc phải căn bệnh đó.
Sự lo lắng về bệnh tật gây ra trạng thái căng thẳng dai dẳng, kéo dài. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống, đặc biệt là hiệu suất lao động, học tập.
Tương tự như các rối loạn lo âu khác, bệnh nhân bị rối loạn lo âu bệnh tật cũng có các triệu chứng thể chất như:
Ngoài các triệu chứng tâm thần, chứng nghi bệnh còn gây ra các triệu chứng thể chất như đau đầu, mệt mỏi, mất ngủ…
Mất ngủ, khó ngủ
Căng cơ
Thiếu tập trung, giảm trí nhớ
Mệt mỏi
Đau đầu
Khó chịu ở vùng thượng vị
Các triệu chứng thể chất do rối loạn lo âu bệnh tật gây ra có liên quan đến trạng thái căng thẳng kéo dài. Các biểu hiện này càng khiến bệnh nhân gia tăng sự lo lắng về sức khỏe của bản thân, dẫn đến nồng độ cortisol tăng cao tạo thành một vòng luẩn quẩn. Nếu không nhận được sự hỗ trợ kịp thời, chất lượng cuộc sống sẽ sụt giảm nhanh chóng.
Tỷ lệ mắc chứng rối loạn lo âu bệnh tật khá thấp nên chưa có nhiều nghiên cứu về nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh. Hiện tại, các chuyên gia vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra rối loạn này.
Những người vừa mất người thân do các bệnh hiểm nghèo sẽ có nguy cơ phát triển chứng rối loạn lo âu bệnh tật
Dù vậy, một số yếu tố sau đã được xác định có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh:
Trải nghiệm trong quá khứ: Chứng nghi bệnh thường phát triển ở những người từng mắc phải các bệnh lý nghiêm trọng khi còn nhỏ. Điều này vô tình để lại ám ảnh tâm lý dẫn đến hình thành nỗi sợ, lo âu quá mức về bệnh tật.
Trải qua sang chấn có liên quan đến bệnh tật: Rối loạn lo âu bệnh tật có thể xảy ra ở những người vừa mất người thân đột ngột do các căn bệnh hiểm nghèo như ung thư, xơ gan, tai biến mạch máu não… Sự kiện này sẽ làm gia tăng mức độ lo lắng về sức khỏe của bản thân, nhất là khi người thân mắc các bệnh lý di truyền.
Căng thẳng thần kinh kéo dài: Những người bị căng thẳng thần kinh kéo dài sẽ có nguy cơ phát triển chứng rối loạn lo âu bệnh tật cao hơn so với bình thường. Khi bị stress mãn tính, khả năng chống đỡ với các sự kiện sang chấn sẽ giảm đi đáng kể. Vì vậy, sau khi đối mặt với các sang chấn, một số người sẽ phát triển nỗi sợ, cảm giác lo âu về bệnh tật và các khía cạnh khác trong cuộc sống.
Các yếu tố khác: Nguy cơ bị rối loạn lo âu bệnh tật tăng lên đáng kể ở những người bị trầm cảm, rối loạn lo âu lan tỏa, tiền sử gia đình có người mắc chứng nghi bệnh… Tinh cách hay lo lắng, nghĩ ngợi cũng là yếu tố thuận lợi gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
Rối loạn lo âu bệnh tật có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến hơn ở người cao tuổi. Bệnh ít gặp ở trẻ nhỏ vì trẻ chưa có hiểu biết sâu sắc về các vấn đề sức khỏe. Dựa vào các thống kê đã thực hiện, thấy rằng tỷ lệ nữ giới bị rối loạn lo âu nói chung và rối loạn lo âu bệnh tật nói riêng cao hơn so với nam giới.
Rối loạn lo âu bệnh tật là dạng rối loạn lo âu tương đối ít gặp. Ở nước ta, chưa có thống kê chính thức về tỷ lệ người mắc bệnh nhưng theo dự đoán của các chuyên gia, con số này sẽ tăng lên theo thời gian do tác động của đại dịch Covid-19, các vấn đề sức khỏe mới liên quan đến biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, gia tăng hiểu biết của cộng đồng về các vấn đề sức khỏe cũng “vô tình” tạo nên tâm lý lo âu, bất an trước các biểu hiện của cơ thể.
Nếu không được điều trị, rối loạn lo âu bệnh tật sẽ trở nên nghiêm trọng theo thời gian và gia tăng nguy cơ trầm cảm, nghiện rượu bia
Rối loạn lo âu bệnh tật gây ra những hệ lụy tương tự như các rối loạn lo âu khác. Trạng thái căng thẳng, lo âu kéo dài sẽ khiến người bệnh mất khả năng thư giãn, thường xuyên đau đầu, đau nhức cơ thể, đau dạ dày, mệt mỏi, tập trung kém và giảm chất lượng giấc ngủ.
Bên cạnh đó, sự lo lắng dai dẳng sẽ chi phối khả năng tập trung khiến cho hiệu suất lao động và học tập giảm đi rõ rệt. Bệnh nhân hao tốn nhiều chi phí khi liên tục thăm khám, thực hiện các xét nghiệm không cần thiết.
Nếu không được điều trị, rối loạn lo âu bệnh tật sẽ làm gia tăng nguy cơ thất nghiệp, tài chính bấp bênh, gây ra mâu thuẫn trong các mối quan hệ… Khi chất lượng cuộc sống suy giảm, mức độ lo lắng của bệnh nhân ngày càng gia tăng.
Nhiều người tìm đến bia rượu, chất gây nghiện để giải tỏa cảm xúc lo âu, bức bối. Tuy nhiên, cồn và chất gây nghiện khiến cho các triệu chứng của rối loạn lo âu bệnh tật càng thêm trầm trọng.
Do những hiểu biết về rối loạn lo âu bệnh tật còn hạn chế nên phần lớn người bệnh không được thăm khám, điều trị kịp thời. Nếu để kéo dài, bệnh nhân dễ phát triển trầm cảm thứ phát, rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn nhân cách và nhiều vấn đề tâm lý khác.
Hiện tại, rối loạn lo âu bệnh tật đã được công nhận là tình trạng chính thức và được đề cập trong Cẩm nang Chẩn đoán & Thống kê Rối loạn Tâm thần (DSM). Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn này đã được bổ sung đầy đủ ở phiên bản thứ 5 (DSM-5). Vì vậy, hiện nay các bác sĩ sẽ sử dụng tiêu chuẩn này để đưa ra chẩn đoán xác định.
Các bước chẩn đoán rối loạn lo âu bệnh tật bao gồm:
Hỏi bệnh, trao đổi về các triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải. Đặt câu hỏi để khai thác tiền sử gia đình, các yếu tố căng thẳng trong thời gian gần đây, có sử dụng rượu bia, chất kích thích hay không…
Trắc nghiệm tâm lý
Các xét nghiệm cận lâm sàng sẽ được thực hiện để loại trừ khả năng có các bệnh lý thực tổn
Rối loạn lo âu sợ bệnh tật cần được chẩn đoán phân biệt với rối loạn lo âu lan tỏa và rối loạn dạng cơ thể. Bởi cả hai rối loạn này đều gây ra sự lo lắng, lo âu đáng kể về các vấn đề sức khỏe.
Rối loạn lo âu bệnh tật là một rối loạn mãn tính và gần như không thể tự phục hồi nếu không được điều trị. Vì vậy, cần phát hiện và can thiệp sớm để kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa ảnh hưởng của bệnh đối với chất lượng cuộc sống và sức khỏe thể chất, tinh thần.
Nếu được điều trị tích cực, đa phần đều có đáp ứng tốt và hồi phục hoàn toàn. Tùy vào tình trạng cụ thể, các phương pháp điều trị được cân nhắc bao gồm:
Thuốc được sử dụng để làm giảm một số triệu chứng do rối loạn lo âu bệnh tật gây ra. Về bản chất, sử dụng thuốc chỉ giúp giảm tạm thời các triệu chứng. Sau khi ngưng thuốc một thời gian, sự lo lắng thái quá, vô căn cứ về bệnh tật lại tiếp tục xuất hiện. Vì vậy, thuốc chỉ được sử dụng khi cần thiết.
Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin (SSRIs) là nhóm thuốc duy nhất được khuyến khích dùng cho bệnh nhân rối loạn lo âu bệnh tật
Hiện nay, FDA Hoa Kỳ chỉ chấp thuận sử dụng thuốc ức chế tái hấp thu serotonin (SSRIs) cho bệnh nhân rối loạn lo âu bệnh tật. Loại thuốc này tương đối an toàn ở liều điều trị, không gây nghiện nên có thể sử dụng lâu dài. Thuốc giúp giảm tình trạng lo âu, căng thẳng, buồn bã, chán nản…
Liệu pháp tâm lý là phương pháp có hiệu quả nhất đối với rối loạn lo âu bệnh tật. Phương pháp này trang bị cho bệnh nhân kỹ năng kiểm soát stress và cách loại bỏ các cảm xúc tiêu cực như lo âu, buồn bã, đau khổ, căng thẳng… Thông qua liệu pháp tâm lý - cụ thể là liệu pháp nhận thức hành vi, mức độ lo lắng về bệnh tật sẽ giảm đi đáng kể.
Liệu pháp tâm lý là phương pháp chính trong điều trị rối loạn lo âu bệnh tật
Tùy theo tình trạng cụ thể của từng trường hợp, chuyên gia tâm lý sẽ lên kế hoạch trị liệu phù hợp. Tuy nhiên nhìn chung, liệu pháp này sẽ được thực hiện để giúp thay đổi suy nghĩ tiêu cực về bệnh tật, qua đó điều chỉnh cảm xúc và hành vi theo chiều hướng tích cực hơn.
Tâm lý trị liệu còn trang bị kỹ năng đối phó với căng thẳng, kiểm soát stress trong cuộc sống. Từ đó cải thiện các hoạt động hằng ngày, gia tăng hiệu suất lao động và học tập. Liệu pháp tâm lý còn hỗ trợ giải quyết các rối loạn tâm thần đi kèm như rối loạn nhân cách, trầm cảm…
Hiệu quả của tâm lý trị liệu phụ thuộc nhiều vào chuyên môn, kinh nghiệm của đội ngũ chuyên gia. Vì vậy, cần phải lựa chọn trung tâm uy tín để cải thiện rối loạn lo âu bệnh tật hiệu quả trong thời gian nhanh chóng.
Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC quy tụ đội ngũ chuyên gia được đào tạo chuyên sâu về tâm lý trị liệu
Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam là địa chỉ số 1 về tâm lý trị liệu ở nước ta. Tiên phong trong lĩnh vực tâm lý trị liệu, trung tâm khẳng định được uy tín qua dịch vụ chất lượng, hiệu quả tối ưu và an toàn tuyệt đối.
Phương pháp tâm lý trị liệu do Tâm lý trị liệu NHC áp dụng đã được chứng minh hiệu quả trên cơ sở khoa học và lâm sàng. Vì vậy, người đang có các vấn đề tâm lý nói chung và rối loạn lo âu bệnh tật nói riêng có thể cân nhắc trị liệu để phục hồi tinh thần, giải tỏa căng thẳng, lo âu, buồn bã…
Thay vì sử dụng thuốc và can thiệp cơ thể, Tâm lý trị liệu NHC ứng dụng liệu pháp tâm lý giúp phục hồi sức khỏe một cách tự nhiên, an toàn, không tái phát. Phương pháp hiện đang được áp dụng là thành quả của những nỗ lực và tâm huyết của đội ngũ chuyên gia tâm lý dày dạn kinh nghiệm, chuyên môn cao.
Nếu có ý định can thiệp trị liệu tâm lý, bạn đọc có thể liên hệ với Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC qua thông tin sau:
Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam
Cơ sở 1: Số 11 ngõ 83 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Cơ sở 2: Số 05 lô 13A, Trung Yên 6, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
Cơ sở 3: Số 18 Phan Chu Trinh nối dài, Phường 13, Quận Bình Thạnh - TP Hồ Chí Minh
Cơ sở 4: Số 107 Hoàng Hoa Thám, Phường 6, Quận Bình Thạnh, TPHCM
Hotline: 096 589 8008
Email: tamlytrilieunhc@gmail.com
Website: tamlytrilieunhc.com
Fanpage: FB.com/tamlytrilieunhc
Để tạo điều kiện cho tinh thần hồi phục hoàn toàn, bệnh nhân cần nâng đỡ thể trạng và học cách thư giãn, giải tỏa căng thẳng. Hiện tại, các phương pháp điều trị rối loạn lo âu bệnh tật còn những hạn chế nhất định. Vì vậy, phải kết hợp với các biện pháp chăm sóc mới mang lại hiệu quả rõ rệt.
Các biện pháp chăm sóc cho bệnh nhân rối loạn lo âu bệnh tật:
Không sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất gây nghiện. Hạn chế trà, cà phê và các loại thức uống chứa caffeine.
Nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý và cân bằng để cải thiện sức khỏe. Tránh bỏ ăn hoặc ăn uống bừa bãi khiến các triệu chứng cơ thể xuất hiện nhiều, làm gia tăng mức độ lo âu về bệnh tật.
Tập thể dục thường xuyên và nên ngồi thiền 30 phút/ ngày để thư giãn, giải tỏa căng thẳng.
Cần đảm bảo ngủ đủ giấc để giảm lo âu, căng thẳng.
Rối loạn lo âu bệnh tật là tình trạng không quá phổ biến nên ít được đề cập và quan tâm. Mặc dù điều trị còn nhiều hạn chế nhưng nếu được phát hiện sớm, triệu chứng có thể được kiểm soát bằng thuốc và liệu pháp tâm lý.
Xếp Hạng Toplist TPHCM | Xếp Hạng Thẩm Mỹ Uy Tín | Review Cơ sở Thẩm Mỹ uy Tín | Xếp hạng doanh nghiệp thẩm mỹ | Resort