Top 5 Cách Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Tại Nhà Hiệu Quả Nên Thử

Các cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà có tác dụng làm giảm triệu chứng đau nhức, phồng lồi đĩa đệm ở giai đoạn đầu và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Những biện pháp này khá đơn giản, có thể áp dụng tại nhà nhưng chỉ phù hợp với bệnh ở mức độ nhẹ. 

Chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ 

 

Thoát vị đĩa đệm được xác định khi một hoặc nhiều đĩa đệm ở cột sống lưng, cổ bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chức năng cột sống mà còn gây chèn ép lên dây thần kinh, ống sống dẫn đến rối loạn cảm giác tại chỗ, đau nhức, bệnh nhân gặp khó khăn trong đi đứng, sinh hoạt. 

 

Bệnh lý có thể được kiểm soát tốt nếu được thăm khám sớm và điều trị đúng cách. Với sự phát triển của y học hiện nay có nhiều phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm như sử dụng thuốc, vật lý trị liệu, phẫu thuật. Ngoài ra, các cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà cũng được bệnh nhân quan tâm. 

Hướng dẫn 5 cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà dễ thực hiện

Thoát vị đĩa đệm đặc trưng bởi cơn đau nhức, tê bì tay chân tùy vào đĩa đệm bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có cảm giác nhói như kim châm, yếu cơ, mất kiểm soát cơ thể,... Đối với những trường hợp mới khởi phát, mức độ nhẹ, người bệnh có thể áp dụng một số cách chữa tại nhà để cải thiện. 

 

Dưới đây là một số cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà đơn giản, hiệu quả cao:

Nghỉ ngơi

Cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây ra có thể gia tăng khi vận động hoặc thực hiện một số động tác và thuyên giảm khi nghỉ ngơi tại chỗ. Chính vì vậy, một trong những biện pháp hữu hiệu giúp cải thiện bệnh lý là dành nhiều thời gian nghỉ ngơi. 

 

Theo đó, nếu các triệu chứng thoát vị đĩa đệm bùng phát gây đau nhức dữ dội thì bệnh nhân nên dành 1 - 2 ngày để nghỉ ngơi, tránh các hoạt động mang, vác. Ngoài ra, hạn chế những động tác tập luyện có mức độ khó và giảm tần suất luyện tập đến khi triệu chứng được kiểm soát. 

Người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi khi cơn đau bùng phát 

 

Trong nhiều trường hợp, nghỉ ngơi có thể làm dịu một số triệu chứng do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra. Tuy nhiên, đây không phải là phương pháp điều trị bệnh tốt nhất. Hơn nữa, nếu ngồi hoặc nằm một chỗ quá lâu sẽ không tránh khỏi tình trạng cứng khớp, yếu cơ. Lúc này bệnh nhân sẽ gặp khó khăn khi đi đứng, thực hiện các hoạt động hàng ngày. 

Tập thể dục 

Một số nghiên cứu nhận thấy, các biểu hiện bệnh thoát vị đĩa đệm thuyên giảm đáng kể sau khi thực hiện một số bài tập phù hợp. Điều này cho thấy, việc tập thể dục tác động tích cực đến quá trình điều trị cũng như phục hồi đĩa đệm bị tổn thương, lệch ra khỏi đốt sống. 

 

Các bài tập dành cho người bị thoát vị đĩa đệm tập trung tăng sức mạnh cơ bắp, lưu thông khí huyết, cải thiện hiện tượng tê bì tay chân, yếu cơ, đau nhức do bệnh lý gây ra. Việc tập luyện thường xuyên còn giúp làm chậm tiến triển của bệnh, tăng cường sức khỏe tổng thể. 

 

Dưới đây là một số bài tập cho người bị thoát vị đĩa đệm:

 

Bài tập 1:

 
  • Chuẩn bị tư thế nằm sấp trên sàn tập, để hai tay nằm xuôi theo cơ thể 

  • Tiếp theo, nâng đầu, ngực và chân lên khỏi mặt sàn, lấy bụng là trọng tâm 

  • Giữ tư thế trong vòng 5 giây rồi trở về tư thế chuẩn bị 

  • Thực hiện từ 10 - 20 lần và kết thúc bài tập 

  • Cần kết hợp hít thở nhịp nhàng để đạt kết quả tốt nhất 

 

Bài tập 2: 

 
  • Người tập quỳ gối và để 2 tay duỗi thẳng về phía trước, lòng bàn tay úp xuống sàn 

  • Từ từ cúi gập đầu và ngực xuống sàn, đồng thời để thân nằm kẹp giữa 2 đùi 

  • Trán chạm xuống sàn tập 

  • Cố gắng giữ tư thế trong 30 giây, hít vào thở ra nhịp nhàng

  • Thực hiện động tác từ 5 - 10 lần rồi kết thúc bài tập 

 

Mặc dù được đánh giá cao trong việc cải thiện sức mạnh gân cơ cũng như hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm nhưng các bài tập chỉ áp dụng khi không bùng phát cơn đau. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên tìm hiểu kỹ để lựa chọn bài tập phù hợp với thể trạng, tránh khiến tình trạng bệnh trở nên nặng nề hơn. 

Liệu pháp nhiệt 

Áp dụng liệu pháp nhiệt (chườm nóng/ lạnh) cũng là một cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà được đánh giá cao về độ an toàn và hiệu quả. Biện pháp này giúp làm dịu cơn đau nhức tạm thời, đồng thời hạn chế tổn thương ở đĩa đệm, dây thần kinh. Tùy vào từng trường hợp có thể lựa chọn chườm mát hoặc chườm nóng để đạt được kết quả tốt nhất. 

Chườm nóng/ lạnh giúp làm dịu các triệu chứng bệnh lý 

 

Theo đó, chườm nóng sẽ giúp giải phóng lượng máu bị tắc nghẽn, ứ trệ do sự chèn ép của đĩa đệm. Từ đó, cung cấp oxy và các dưỡng chất nuôi dưỡng xương khớp, hỗ trợ phục hồi tổn thương do bệnh lý gây ra. Trong khi đó, chườm mát có tác dụng giảm dẫn truyền tín hiệu đau đến hệ thần kinh trung ương, từ đó làm giảm cảm giác đau nhức, sưng viêm hiệu quả. 

 

Người bệnh có thể áp dụng liệu pháp nhiệt này song song với các phương pháp điều trị chuyên sâu để kiểm soát bệnh lý tốt hơn. Tuy nhiên, tránh lạm dụng vì có thể phản tác dụng, khiến tổn thương ở đĩa đệm trở nên nghiêm trọng hơn. 

Tận dụng các thảo dược 

Trong dân gian lưu truyền nhiều loại thảo dược lành tính, có tác dụng cải thiện các triệu chứng do bệnh thoát vị đĩa đệm, viêm khớp dạng thấp và đau nhức xương khớp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Biện pháp này thích hợp với những trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ, kéo dài dai dẳng và chưa xuất hiện biến chứng. 

 

Một số thảo dược thường được dùng trong điều trị bệnh, bao gồm:

 
  • Lá lốt 

  • Ngải cứu 

  • Lá đinh lăng

  • Cây dền gai

  • Cây chìa vôi 

  • Cây cỏ xước 

  • Cây xấu hổ 

 

Hiệu quả của các mẹo chữa này phụ thuộc nhiều vào yếu tố cơ địa. Hơn nữa, tác dụng sẽ chậm hơn so với tân dược. Do đó, người bệnh cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài để đạt được kết quả tốt.

Sử dụng thuốc không kê đơn 

Nếu cơn đau và các triệu chứng đi kèm do thoát vị đĩa đệm gây ra không thuyên giảm sau khi áp dụng các biện pháp trên, người bệnh có thể sử dụng thuốc không kê đơn để kiểm soát. Một số loại thuốc thường được sử dụng bao gồm: Advil, Motrin, Naprosyn, Aleve,...

 

Thuốc có tác dụng giảm đau, chống viêm, từ đó làm giảm nhẹ bệnh lý. Tuy nhiên, thời gian sử dụng thuốc không quá 10 ngày. Nếu sau thời gian này tình trạng bệnh không thuyên giảm, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và can thiệp điều trị phù hợp. 

 

Trên đây là các cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà được nhiều người áp dụng. Mặc dù có độ an toàn, dễ thực hiện nhưng đây chỉ là biện pháp hỗ trợ, không thể điều trị bệnh dứt điểm. Do đó, bệnh nhân vẫn cần đến bệnh viện để được khám và tư vấn điều trị đúng cách. 

 

Tham khảo thêm:

 

KY YEU 01

KỶ YẾU - GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG VẬT LIỆU MỚI VÀ KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ TIÊN TIẾN NHẰM NÂNG CAO GIÁ TRỊ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP

lượt xem: 13 | lượt tải:216

Nghị định số 24/2023/NĐ-CP

Nghị định số 24/2023/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định mức lương sơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang

lượt xem: 55 | lượt tải:21

DT Luat dat dai 2023/QH15

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

lượt xem: 130 | lượt tải:43

Quyết định 1895/QĐ-UBND

Quyết định thành lập Ban Tổ chức và Tổ giúp việc Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Bình Phước lần thứ XVI, 2022-2023

lượt xem: 202 | lượt tải:58

Kế hoạch số 297/KH-BTC

Kế hoạch tổ chức Cuộc thi Sáng tạo TTNNĐ tỉnh Bình Phước lần thứ 16, 2022-2023

lượt xem: 176 | lượt tải:44
Thống kê
  • Đang truy cập7
  • Hôm nay1,034
  • Tháng hiện tại27,653
  • Tổng lượt truy cập720,978
Thăm dò ý kiến

Bạn biết đến website này qua phương thức nào?

Liên kết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây