Hội thảo “Phát huy nhân tố con người là động lực căn bản để phát triển tỉnh Bình Phước”

Thứ sáu - 22/11/2024 03:28 18 0
Sáng 22-11, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh chủ trì hội thảo “Phát huy nhân tố con người là động lực căn bản để phát triển tỉnh Bình Phước”.
Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh phát biểu tại hội thảo
Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh phát biểu tại hội thảo

Các chuyên gia, nhà khoa học đến từ Học viện Chính trị khu vực II, các trường đại học; lãnh đạo các ban, sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố của tỉnh dự hội thảo.

E
Các đại biểu dự hội thảo 

Phát biểu tại hội thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh nhấn mạnh: Thời gian qua, trong bối cảnh thuận lợi và khó khăn chung của cả nước, Bình Phước đã không ngừng nỗ lực phát huy tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) năm 2024 của tỉnh ước đạt 8,7%, vượt kế hoạch đề ra; lĩnh vực văn hóa - xã hội đạt nhiều kết quả tích cực; tỉnh đã ký kết thỏa thuận với Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh để chuẩn bị thành lập phân hiệu của trường tại tỉnh, đây là cơ sở giáo dục đại học đầu tiên của tỉnh, kỳ vọng sau khi đi vào hoạt động sẽ đóng góp tích cực trong việc phát triển nguồn nhân lực của tỉnh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh nhấn mạnh: Việc phát triển nguồn nhân lực, phát huy nhân tố con người trở thành yếu tố cốt lõi để Bình Phước phát triển nhanh và bền vững. Giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến 2045, Bình Phước cần tập trung xây dựng giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phát huy tối đa nhân tố con người nhằm hiện thực hóa các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai. Muốn đạt được điều đó, Bình Phước cần vượt qua những khó khăn, thách thức đặt ra từ thực tiễn. Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ ra 5 khó khăn hiện nay, đó là: Tình trạng thiếu hụt lao động có tay nghề cao; xu hướng di cư lao động; hệ thống đào tạo chưa phát huy hiệu quả; thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tại Bình Phước đang tạo ra nhu cầu lớn về lao động; đội ngũ cán bộ của tỉnh vẫn còn thiếu những cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi. Trước những khó khăn, thách thức về nguồn nhân lực của tỉnh; đồng thời, để chuẩn bị cho công tác xây dựng Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030, hội thảo nhằm tạo diễn đàn huy động sự tham gia, đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học, đại biểu trong việc nghiên cứu, đề xuất các ý tưởng, giải pháp xây dựng nguồn nhân lực, phát huy nhân tố con người trong tiến trình xây dựng và phát triển tỉnh Bình Phước.

H
Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vũ Tiến Điền phát biểu tại hội thảo 

Với 16 tham luận và thảo luận, hội thảo “Phát huy nhân tố con người là động lực căn bản để phát triển tỉnh Bình Phước” đã phân tích, làm rõ các vấn đề: Cơ sở lý luận về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, phát huy nhân tố con người; Thực trạng và nhu cầu đào tạo, phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2025-2030; Định hướng và giải pháp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và phát huy tối đa nhân tố con người; Cơ chế, chính sách về công tác cán bộ; Đề xuất xây dựng, thu hút nguồn lực cán bộ, giáo dục, đào tạo, phát huy nhân tố con người.


F
H
H
H
J
H
 

H
Đại biểu tham luận, thảo luận tại hội thảo 

Thảo luận tại hội thảo, các đại biểu cho rằng: Để phát huy nhân tố con người, thu hút nhân lực, bên cạnh các cơ chế, chính sách thu hút nhân lực, cần những cơ chế khuyến khích, những câu chuyện truyền cảm hứng trong thu hút nhân lực; tăng cường sự phối hợp giữa các doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo, cơ sở giáo dục nghề nghiệp; huy động sự tham gia của các doanh nghiệp…

Kết luận hội thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh nhấn mạnh: Các tham luận cũng như các ý kiến thảo luận tại hội thảo sâu sắc, vừa gắn lý luận với thực tiễn. Các ý kiến cũng cơ bản chỉ ra những vấn đề vướng mắc đối với nguồn nhân lực của Bình Phước, đó là dồi dào về số lượng nhưng chất lượng chưa cao; đồng thời các ý kiến cũng đề xuất các giải pháp cụ thể, thiết thực sát với thực tiễn của tỉnh Bình Phước.

F
Tiến sĩ Lê Thị Anh Đào, Phó Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II tham luận tại hội thảo

Để vận dụng chủ trương phát triển nguồn nhân lực trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030 vào việc phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh, Bình Phước cần có chính sách thu hút nguồn nhân lực trẻ, chất lượng cao cùng các chính sách đột phá nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp; tăng cường phát triển nguồn nhân lực trong hoạt động sản xuất - kinh doanh; chuyển đổi cơ cấu và nâng cao chất lượng lao động trên địa bàn tỉnh; phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin; tăng cường dạy nghề cho người lao động. Tỉnh cần tổ chức các chương trình tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh phổ thông để giúp học sinh trong việc chọn ngành, chọn nghề đào tạo phù hợp và đúng với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội”.

Tiến sĩ Lê Thị Anh Đào, Phó Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II

H
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Công Thương, Trường Đại học Sài Gòn tham luận tại hội thảo 

Chất lượng nguồn nhân lực đang trở thành yếu tố quyết định nhất đối với việc tăng lợi thế cạnh tranh cũng như sự phát triển nhanh và bền vững của mỗi quốc gia. Đối với cả nước nói chung, tỉnh Bình Phước nói riêng, nguồn nhân lực có vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong điều kiện khi nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp. Tuy nhiên, để xây dựng và phát triển nguồn nhân lực, phát huy nhân tố con người trong tiến trình phát triển tỉnh Bình Phước giai đoạn 2025-2030, định hướng 2045 cần phải quan tâm tới nhiều nội dung, trong đó đổi mới giáo dục, đào tạo có vai trò, ý nghĩa to lớn. Để đáp ứng được thị trường lao động hiện đại cần phải đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và phẩm chất thích ứng với môi trường lao động mới. Điều đó, đòi hỏi cần phải nhận thức rõ và sẵn sàng thay đổi các hoạt động giáo dục, đào tạo và có định hướng cụ thể cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để thích ứng với bối cảnh chuyển đổi số hiện nay”.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Công Thương, Trường Đại học Sài Gòn

Trên cơ sở các ý kiến thảo luận tại hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh đề nghị các ngành hữu quan rà soát, tham mưu lãnh đạo tỉnh về cơ chế, chính sách trong đào tạo, thu hút nguồn nhân lực. Đồng thời đề nghị Tổ biên tập Văn kiện tiếp thu các ý kiến của nhà khoa học, lựa chọn các nội dung, bổ sung đưa vào Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030.

Nguồn tin: Phương Thảo theo Báo Bình Phước online

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

714/HD-TT.HĐTĐKT

Hướng dẫn về khen thưởng cho cá nhân tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ loại giỏi, xuất sắc lập được nhiều thành tích trong công tác và trí thức tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Bình Phước

lượt xem: 83 | lượt tải:0

126/2024/NĐ-CP

Nghị định số 126/2024/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội

lượt xem: 113 | lượt tải:17

Kế hoạch số 03/KH-HTSTKT

Kế hoạch kiểm tra Hội thi STKT lần thứ 8, năm 2024-2025

lượt xem: 64 | lượt tải:14

Quyết định 02/QĐ-HTSTKT

Quyết định thành lập đoàn kiểm tra Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 8 năm 2024-2025

lượt xem: 57 | lượt tải:14

Quyết định 321/QĐ-UBND

Quyết định thành lập BTC Hội thi STKT tỉnh Bình Phước lần thứ VIII (2024-2025)

lượt xem: 446 | lượt tải:88
Banner tuyên truyền
Thống kê
  • Đang truy cập14
  • Hôm nay576
  • Tháng hiện tại2,798
  • Tổng lượt truy cập1,182,947
Thăm dò ý kiến

Bạn biết đến website này qua phương thức nào?

Liên kết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây