Việt Nam - Australia tăng cường hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Thứ tư - 08/05/2024 03:58 119 0
Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR) sẽ triển khai hiệu quả Chương trình Hợp tác mới để thúc đẩy, kết nối mạnh mẽ hơn hệ sinh thái đổi mới sáng tạo (ĐMST) của hai nước, phục vụ thiết thực các mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội bền vững dựa trên KH,CN&ĐMST.
Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt tiếp bà Wendy Umberger, Tổng Giám đốc điều hành ACIAR.
Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt tiếp bà Wendy Umberger, Tổng Giám đốc điều hành ACIAR.
Hợp tác đáp ứng xu thế phát triển của hoạt động KH,CN&ĐMST
Sáng 07/5/2024, tại trụ sở Bộ KH&CN, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt tiếp bà Wendy Umberger, Tổng Giám đốc điều hành ACIAR. 
Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt bày tỏ vui mừng đón bà Wendy Umberger cùng đoàn công tác đến làm việc tại Bộ KH&CN, nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam. Bộ trưởng ghi nhận và đánh giá cao việc hai cơ quan đã và đang tiến hành các thảo luận liên quan đến các kết luận trong buổi làm việc giữa hai bên vào tháng 9/2023 tại Canberra, Australia. Bộ trưởng tin tưởng rằng, sự nỗ lực và cam kết của cả hai bên sẽ mang đến những kết quả tốt đẹp, giúp các ngành quan trọng của Việt Nam như nông nghiệp và thủy hải sản có cơ hội được hiện đại hóa trên cơ sở thương mại hóa được các kết quả nghiên cứu và nắm bắt được các lợi ích kinh tế trong khi vẫn đảm bảo cơ hội việc làm cho lực lượng lao động của Việt Nam trong tương lai, đặc biệt là trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thông qua sự hỗ trợ từ ACIAR.
Toàn cảnh buổi tiếp.
Toàn cảnh buổi tiếp.

Nhân dịp này, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cũng đã nhấn mạnh một số nội dung hợp tác trong thời gian tới giữa hai bên và hi vọng ACIAR sẽ quan tâm và tạo điều kiện cho việc triển khai hợp tác được thuận lợi:
Việc ký kết Biên bản ghi nhớ giữa Bộ KH&CN với Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia trong chuyến thăm gần đây của Thủ tướng Australia tới Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước là minh chứng rõ nét về việc ủng hộ của Chính phủ hai nước cho việc tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động hợp tác về ĐMST trong thời gian tới;
Chuyển đổi số và ĐMST đã và đang trở thành động lực cho phát triển kinh tế của Việt Nam. Trong bối cảnh ấy, thông qua chương trình triển khai hoạt động hợp tác mới sẽ là một trong những hoạt động lớn với những hỗ trợ kịp thời giúp Việt Nam tạo một hệ sinh thái ĐMST, tăng cường ứng dụng, phát triển KH&CN và công nghệ số vào nền tảng nông nghiệp. Thông qua các hoạt động sẽ được hai bên triển khai trong giai đoạn tới, nhiều kinh nghiệm quý báu từ các chuyên gia Australia sẽ hỗ trợ Bộ KH&CN xây dựng cũng như quảng bá và triển khai các chính sách quan trọng như Chiến lược phát triển KH&CN đến 2030, Chiến lược phát triển trí tuệ nhân tạo đến 2030. Bộ trưởng hi vọng đây sẽ là một chương trình hỗ trợ Việt Nam trong các lĩnh vực công nghệ tiên phong của thời đại 4.0 vào lĩnh vực nông nghiệp kỹ thuật số và thủy hải sản ứng dụng công nghệ cao;
Bộ trưởng mong muốn, các hợp tác giữa hai Cơ quan sẽ tạo ra các cầu nối giữa các chuyên gia gốc Việt ở Australia với chính phủ, doanh nghiệp và các đơn vị nghiên cứu trong nước thông qua nền tảng thị trường trí tuệ nhân tạo Việt Nam.  Đây sẽ là nguồn lực quý báu hỗ trợ Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới đồng thời tăng cường triển vọng hợp tác giữa hai nước;
Hai bên đang tích cực triển khai các hoạt động hợp tác chung: Nghiên cứu thí điểm về việc ACIAR hỗ trợ Sở KH&CN Hải Phòng xây dựng mô hình ươm nuôi, chăm sóc bào ngư có chất lượng cao ứng dụng công nghệ tiên tiến. Dự án này có tiềm năng lớn trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội địa phương tiến tới xây dựng mô hình mẫu cho khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và xây dựng nền kinh tế Xanh tại các tỉnh duyên hải của Việt Nam;
Với mục tiêu xây dựng các chính sách có chất lượng tốt, tạo điều kiện cho các tác nhân của hệ sinh thái ĐMST quốc gia phát huy hiệu quả, đồng thời góp phần nâng cao nhận thức xã hội về vai trò của KH,CN&ĐMST. Hiện nay, Bộ KH&CN đang được Chính phủ giao sửa đổi một số Luật của ngành đặc biệt là Luật KH&CN. Bộ KH&CN rất cần sự tham gia của các tổ chức, chuyên gia trong nước và quốc tế, đặc biệt là chuyên gia của ACIAR hỗ trợ Bộ trong việc nghiên cứu, cung cấp các cơ sở lý luận và thực tiễn có tính thực chứng cao, phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước Việt Nam trong giai đoạn sắp tới thông qua việc chia sẻ các kinh nghiệm trong việc xây dựng các cơ chế, quản lý chính sách thúc đẩy phát triển KH,CN&ĐMST.
Bộ trưởng đề xuất với bà Wendy Umberger về việc hai cơ quan sẽ tiến tới xây dựng một Bản ghi nhớ (MoU) mới phù hợp với tình hình hợp tác hiện tại, theo kịp dòng chảy KH&CN cũng như đáp ứng yêu cầu hợp tác về KH,CN&ĐMST của hai quốc gia.
Sau khi lắng nghe các chia sẻ của Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt, bà Wendy Umberger cảm ơn Bộ trưởng đã thông tin tới Đoàn về các lĩnh vực trọng tâm hợp tác trong thời gian tới và khẳng định, đó là những lĩnh vực phù hợp với trọng tâm hoạt động hợp tác đối tác của ACIAR cũng như những lĩnh vực hợp tác liên quan đến ĐMST. Bà Wendy Umberger cho biết, Chính phủ Australia có hệ thống ĐMST phù hợp với những ưu tiên mà Bộ trưởng đề cập và hi vọng hai bên sẽ đẩy mạnh hợp tác trong thời gian tới. Đồng thời, ACIAR có nhiều điều cần học hỏi Việt Nam như: kinh nghiệm trong giải quyết ứng phó với biến đổi khí hậu, các vấn đề xâm nhập mặn và vấn đề khác của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Việt Nam được biết đến là đất nước có nhiều cải cách mạnh mẽ trong hiện đại hóa ngành nông nghiệp và ngư nghiệp, ACIAR mong muốn hai nước thúc đẩy hợp tác và ứng dụng các công nghệ trong lĩnh vực này. Bà Wendy cũng đã gợi mở hai bên sớm khởi động một dự án liên quan đến một trong số những lĩnh vực mà Bộ trưởng đề cập phù hợp với chuyên môn và kinh nghiệm của ACIAR. 
“Bộ KH&CN Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với ACIAR bởi cả hai đều có trọng tâm thúc đẩy KH,CN&ĐMST. Chúng tôi hi vọng Việt Nam cũng sẽ có một hệ thống kết nối ĐMST như Australia để hai bên cùng nhau ứng dụng KH,CN&ĐMST trong lĩnh vực nông nghiệp. Với những khả năng hỗ trợ của mình, ACIAR sẽ chia sẻ với Đại sứ quán Australia tại Việt Nam để đưa nội dung này vào chương trình hợp tác giữa hai bên trong thời gian tới”, bà Wendy Umberger cho hay.
Tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học về nông nghiệp 
Về phía Đại sứ quán Australia tại Việt Nam, Đại sứ Andrew Goledzinowski cho biết, Bộ KH&CN là một trong những đối tác thân cận và hợp tác hiệu quả của Đại sứ quán Australia. Đại sứ mong muốn thời gian tới hai bên thúc đẩy hợp tác ở tầm cao hơn, trọng tâm là lĩnh vực ĐMST. Trong chuyến thăm Việt Nam tháng 6/2023, Thủ tướng Australia Anthony Albanese đã công bố khoản hỗ trợ 105 triệu AUD cho Việt Nam dành cho hợp tác về cơ sở hạ tầng, ứng phó biến đổi khí hậu và chuyển đổi năng lượng, trong đó có các hoạt động về chuyển đổi số và các hoạt động khác trong khuôn khổ hợp tác đối tác toàn diện giữa Australia và Việt Nam. Đại sứ quán Australia khẳng định, hợp tác nghiên cứu khoa học trong nông nghiệp là lĩnh vực hợp tác sâu của ACIAR với Việt Nam và mong muốn mở rộng hơn lĩnh vực hợp tác đối tác để hai nước có thể cùng nhau tạo ra sự khác biệt. 

Đồng tình với quan điểm của ngài đại sứ và ACIAR, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cho biết, thời gian tới hai bên sẽ cùng phối hợp triển khai một số hoạt động hợp tác trong: lâm nghiệp, nông nghiệp, thủy hải sản và một số hoạt động khác. Vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030”. Bộ trưởng cho rằng, để thực hiện được Đề án này cần ứng dụng KH,CN&ĐMST. Với kinh nghiệm trong vấn đề này, Bộ trưởng mong muốn Australia và ACIAR phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phát triển đề án này. Đây là Đề án có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong định hướng chuyển đổi phương thức canh tác lúa bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long và hình thành, phát triển các vùng nguyên liệu tập trung quy mô lớn ổn định lâu dài, bảo đảm chất lượng canh tác bền vững và hiệu quả. Trước vấn đề biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng khắc nghiệt, làm sao sản lượng chất lượng lúa vẫn đảm bảo an ninh lương thực cho Việt Nam, góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho thế giới trong điều kiện khắc nghiệt đó. 
Đồng thời, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt mong ACIAR hỗ trợ dự án nuôi bào ngư chất lượng cao ở Hải Phòng, tạo giống tôm hùm ở Việt Nam, nghiên cứu phát triển sâm ngọc linh thành sản phẩm quốc gia đảm bảo chất lượng cho tiêu dùng và xuất khẩu. 
Kết thúc buổi làm liệc, hai bên tin tưởng rằng trong thời gian tới, Bộ KH&CN và ACIAR sẽ phối hợp xây dựng và triển khai hiệu quả Chương trình Hợp tác mới để thúc đẩy, kết nối mạnh mẽ hơn nữa hệ sinh thái ĐMST của hai nước, phục vụ thiết thực các mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội bền vững dựa trên KH,CN&ĐMST. Đồng thời, mong rằng Chính phủ Australia cũng như ACIAR sẽ tiếp tục dành những ưu tiên đặc biệt hỗ trợ cho Bộ KH&CN trong các hoạt động về KH,CN&ĐMST cũng như thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực này.

Nguồn tin: Nguyễn Dung theo Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN, Vụ Hợp tác quốc tế

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Quyết định 321/QĐ-UBND

Quyết định thành lập BTC Hội thi STKT tỉnh Bình Phước lần thứ VIII (2024-2025)

lượt xem: 319 | lượt tải:75

Quyết định 322/QĐ-HTSTKT

Quyết định ban hành Thể lệ Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bình Phước lần 8, năm 2024-2025

lượt xem: 326 | lượt tải:58

Kế hoạch 72/QĐ-HTSTKT

Kế hoạch tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bình Phước lần thứ 8, 2024-2025

lượt xem: 307 | lượt tải:66

Quyết định 320/QĐ-BTC

Quyết định ban hành Thể lệ Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Bình Phước lần thứ 17 (2023-2024)

lượt xem: 370 | lượt tải:89

Kế hoạch 71/KH-BTC

Kế hoạch Tổ chức Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Bình Phước lần thứ 17, năm 2023-2024

lượt xem: 344 | lượt tải:113
Banner tuyên truyền
Thống kê
  • Đang truy cập17
  • Hôm nay663
  • Tháng hiện tại2,729
  • Tổng lượt truy cập1,103,288
Thăm dò ý kiến

Bạn biết đến website này qua phương thức nào?

Liên kết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây