Tại buổi xét chọn, Tiến sĩ Nguyễn Duy Tân đã báo cáo đề cương đề tài do nhóm tác Trường Đại học An Giang thực hiện. Mục tiêu của đề tài là xây dựng thành công các quy trình công nghệ: Bảo quản quả điều tươi và sản xuất các sản phẩm có giá trị từ quả điều; sấy và bảo quản quả khô; công nghệ khử đắng chát dịch quả tươi; sản xuất dịch ép tươi; sản xuất dịch quả cô đặc; nước giải khát từ quả điều; sản xuất mứt quả điều và công nghệ sản xuất bột dinh dưỡng quả điều.
Các sản phẩm giá trị gia tăng từ quả điều đạt chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn TCVN với công nghệ sản xuất phù hợp và được chấp nhận cao của người tiêu dùng. Để sản xuất các trang thiết bị kèm theo mô hình sản xuất được vận hành ở quy mô nhỏ trên địa bàn tỉnh, kinh phí nghiên cứu thực hiện đề tài là 1,63 tỷ đồng.
Nhóm tác giả Trung tâm Khoa học và Công nghệ - thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh cũng báo cáo đề tài, với mục tiêu nâng cao giá trị gia tăng cây điều, tăng hiệu quả cho ngành điều và giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường bằng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ. Xây dựng mô hình sản xuất thực nghiệm và đa dạng hóa các sản phẩm từ thịt trái điều góp phần thúc đẩy ngành sản xuất nông nghiệp và chế biến thực phẩm phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh. Tổng kinh phí thực hiện đề tài là 1,9 tỷ đồng.
Sau khi 2 nhóm thuyết trình đề tài, các thành viên hội đồng phản biện, phân tích rõ ưu điểm và nhược điểm của từng đề tài có thể ứng dụng vào thực tế. Qua bỏ phiếu chấm điểm tuyển chọn, đề tài của nhóm tác giả Trung tâm Khoa học và công nghệ - thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh có số điểm cao hơn nên được tuyển chọn thực hiện và bàn giao theo đơn đặt hàng của tỉnh.
Nguồn tin: K.C Theo Thanh Mảng (Bình Phước online)
Ý kiến bạn đọc