Hội thảo Quốc gia bàn giải pháp cải tạo sông Tô Lịch thành công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh

Thứ năm - 07/07/2022 12:24 242 0
Ngày 7-7 tại Hà Nội, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) phối hợp với UBND TP Hà Nội, Công ty cổ phần Tập đoàn môi trường Nhật Việt (JVE Group) và Trung tâm dịch thuật, dịch vụ văn hóa và khoa học - công nghệ (Đơn vị trực thuộc Liên hiệp Hội Việt Nam)
Quang cảnh cuộc hội thảo
Quang cảnh cuộc hội thảo

Các đơn vị đã tổ chức hội thảo khoa học: “Giải pháp tổng thể cải tạo sông Tô Lịch thành công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh (Công viên hữu nghị Việt - Nhật) và các thiết chế văn hóa, hệ thống hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm dọc sông Tô Lịch”.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam Phan Xuân Dũng nêu rõ, sông Tô Lịch đã gắn bó với mảnh đất Thăng Long – Hà Nội cả nghìn năm nhưng hiện nay đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, có những đoạn trên dòng sông này chi lưu bị bê tông hóa. Đứng trước thực trạng này, nếu không có quyết tâm chính trị cao với những giải pháp đúng đắn, khoa học để cải tạo thì sông Tô Lịch có khả năng trở thành dòng sông chết...

Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam Phan Xuân Dũng phát biểu khai mạc hội thảo
Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam Phan Xuân Dũng phát biểu khai mạc hội thảo

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn thông tin, các sông nội đô của Hà Nội như: Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống thoát nước chung của thành phố, có giá trị lịch sử, cảnh quan, kiến trúc và môi trường. Theo ông Dương Đức Tuấn, hiện trạng các sông này đều đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, đến nay Hà Nội chưa có giải pháp mang tính toàn diện để khắc phục, xử lý hiệu quả triệt để. Do vậy, trong công tác cải tạo, chỉnh trang, tái thiết và phát triển đô thị đặt ra nhiệm vụ cấp thiết đối với thành phố là phải phục hồi, làm “sống lại các sông Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét nhằm nâng cao giá trị lịch sử, văn hóa, cảnh quan, kiến trúc, môi trường và hạ tầng kỹ thuật cho khu vực đô thị nội đô”.

;
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn phát biểu

Tại hội thảo, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn môi trường Nhật Việt đã giới thiệu tóm tắt Dự án đề xuất “Giải pháp tổng thể cải tạo sông Tô Lịch thành công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh (Công viên hữu nghị Việt - Nhật) và các thiết chế văn hóa, hệ thống hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm dọc sông Tô Lịch” của công ty. Theo đó, dự án có tổng chiều dài 12,6km, bắt đầu từ nơi hợp lưu của 5 trục đường giao nhau là: Hoàng Quốc Việt – Lạc Long Quân – Võ Chí Công (đường trên cao) – Hoàng Hoa Thám – Chợ Bưởi (thượng lưu), chạy dài dọc theo sông đến điểm cuối là đập Thanh Liệt (hạ lưu). Quy mô gồm 2 hạng mục: Hợp phần hệ thống hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm (ở phía dưới mặt đất) và Cải tạo sông Tô Lịch thành “Công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh” (ở phía trên sông Tô Lịch). Mục đích của dự án là hồi sinh lại dòng sông Tô Lịch đã bị ô nhiễm, cải tạo sông Tô Lịch thành một điểm đến của lịch sử, văn hóa, một công trình mang dấu ấn nghìn năm văn hiến Thăng Long gắn với lịch sử của Thủ đô Hà Nội và đất nước; phát huy, nâng cao giá trị lịch sử, văn hóa, cảnh quan, kiến trúc, môi trường và hạ tầng kỹ thuật cho khu vực nội đô. Phương án tài chính dự kiến đề xuất chủ yếu sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi ODA của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và một phần vốn đối ứng trong nước...
 

Tại hội thảo, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn môi trường Nhật Việt đã giới thiệu tóm tắt Dự án đề xuất “Giải pháp tổng thể cải tạo sông Tô Lịch thành công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh (Công viên hữu nghị Việt - Nhật) và các thiết chế văn hóa, hệ thống hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm dọc sông Tô Lịch” của công ty. Theo đó, dự án có tổng chiều dài 12,6km, bắt đầu từ nơi hợp lưu của 5 trục đường giao nhau là: Hoàng Quốc Việt – Lạc Long Quân – Võ Chí Công (đường trên cao) – Hoàng Hoa Thám – Chợ Bưởi (thượng lưu), chạy dài dọc theo sông đến điểm cuối là đập Thanh Liệt (hạ lưu). Quy mô gồm 2 hạng mục: Hợp phần hệ thống hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm (ở phía dưới mặt đất) và Cải tạo sông Tô Lịch thành “Công viên lịch sử - văn hóa - tâm linh” (ở phía trên sông Tô Lịch). Mục đích của dự án là hồi sinh lại dòng sông Tô Lịch đã bị ô nhiễm, cải tạo sông Tô Lịch thành một điểm đến của lịch sử, văn hóa, một công trình mang dấu ấn nghìn năm văn hiến Thăng Long gắn với lịch sử của Thủ đô Hà Nội và đất nước; phát huy, nâng cao giá trị lịch sử, văn hóa, cảnh quan, kiến trúc, môi trường và hạ tầng kỹ thuật cho khu vực nội đô. Phương án tài chính dự kiến đề xuất chủ yếu sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi ODA của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và một phần vốn đối ứng trong nước...

Cũng tại hội thảo, các đại biểu tham dự đã tập trung thảo luận về Dự án với mục tiêu không chỉ làm hồi sinh dòng sông lịch sử mà còn tạo nên một “điểm nhấn văn hóa” thu hút du khách trong và ngoài nước khi đến với Thủ đô.

Kết luận hội thảo, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam Phan Xuân Dũng bày tỏ hoan nghênh ý tưởng khoa học của đề án cũng như các ý kiến đóng góp tại hội thảo để chỉnh sửa, xúc tiến đầu tư và sớm hoàn thiện dự án trong tương lai gần.

Nguồn tin: K.C theo Vusta.vn:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Quyết định 321/QĐ-UBND

Quyết định thành lập BTC Hội thi STKT tỉnh Bình Phước lần thứ VIII (2024-2025)

lượt xem: 21 | lượt tải:5

Quyết định 322/QĐ-HTSTKT

Quyết định ban hành Thể lệ Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bình Phước lần 8, năm 2024-2025

lượt xem: 24 | lượt tải:7

Kế hoạch 72/QĐ-HTSTKT

Kế hoạch tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bình Phước lần thứ 8, 2024-2025

lượt xem: 19 | lượt tải:7

Quyết định 320/QĐ-BTC

Quyết định ban hành Thể lệ Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Bình Phước lần thứ 17 (2023-2024)

lượt xem: 29 | lượt tải:22

Kế hoạch 71/KH-BTC

Kế hoạch Tổ chức Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Bình Phước lần thứ 17, năm 2023-2024

lượt xem: 24 | lượt tải:9
Thống kê
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay264
  • Tháng hiện tại21,153
  • Tổng lượt truy cập946,774
Thăm dò ý kiến

Bạn biết đến website này qua phương thức nào?

Liên kết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây